Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Chào mừng các bạn đến với 4rum của lớp 9a1! ^^ Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ!
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Chào mừng các bạn đến với 4rum của lớp 9a1! ^^ Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ!
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan

Giáo viên chủ nhiệm : cô Phan Thị Tân Thanh
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn của lớp 9a1 trường THCS Tam Quan. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ........................!♥️♥️♥️

 

 .....con trâu.......

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
•—››£ee ¶-¶ªe ¶«µñ«—•
Mod
Mod
•—››£ee ¶-¶ªe ¶«µñ«—•


Tổng số bài gửi : 23
Join date : 13/04/2011
Age : 28
Đến từ : †hàñh ¶²hố †®ẻ

.....con trâu....... Empty
Bài gửiTiêu đề: .....con trâu.......   .....con trâu....... I_icon_minitimeTue Apr 26, 2011 1:27 am

Nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ . Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày . Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói trâu là 1 người bạn chuyên giúp đỡ nông dân trong nhưng công việc nặng nhọc . Ngoài ra trâu còn có thể kéo xe trong những ngày gặt hái vì nó có tải trọng rất mạnh từ 350 ~~< 750 kg nên là 1 công cụ ko thể thíu của những nhà nông gia
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu
ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lẽ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.

Chưa rõ lai lịch, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".


Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.

Con trâu đã xuất hiện trong nền văn minh lúa nước của cư dân Việt từ thuở khai hoang mở cõi, thời đại các vua Hùng cách đây 4.000 năm.
Tìm hiểu sâu hơn, các nhà khảo cổ đã phát hiện hóa thạch của trâu trong nhiều hang động ở nước ta, như động Kéo Lèng - Lạng Sơn, Hang Hùm - Hòa Bình, Thẩm òm - Hà Tĩnh… Rồi xương trâu ở các di chỉ đá mới và đồng thau tại Tràng Kênh - Hải Phòng, Tiên Hội - Hà Nội, Đồng Đậu - Phú Thọ… cùng hàng trăm lưỡi cày đồng cho trâu thuộc văn hóa Đông Sơn ở Cổ Loa… Điều đó cho thấy Việt Nam là một quê hương, xứ sở của loài trâu.

Trong dân gian tồn tại nhiều truyền thuyết thú vị liên quan tới trâu. Tại thủ đô Hà Nội, có hai địa danh từ lâu đã đi vào huyền thoại, đó là sông Kim Ngưu và Hồ Tây (ngày nay). Đồ rằng, ngày xưa vùng này cây cỏ um tùm, bỗng một hôm có con trâu vàng từ đâu chạy tới, giẫm nát một vùng và làm lở đất, hình thành nên sông Kim Ngưu và Hồ Tây, đầm xong nó cũng lặn mất. Những hôm mờ sương, người ta vẫn nhìn thấy bóng một con trâu lớn ngoi lên mặt nước.

Theo Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn, tận dụng sức trâu, dân gian đã dùng trâu để kéo gỗ trên những đoạn đường cheo leo của dãy Trường Sơn. Cũng có nhiều sự tích lý thú khác về trâu, như hồi nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã từng cùng bè bạn cưỡi trâu tập trận dưới cờ lau, sau dẹp loạn 12 xứ quân xưng đế, xây dựng đất nước Đại Cồ Việt. Hoặc như thời Trần, có chàng trai Yết Kiêu, người Gia Lộc - Hải Dương một lần đi ven biển, thấy hai con trâu chọi nhau bèn rút đòn gánh đuổi, chúng lặn xuống biển. Thấy chúng mãi không nổi lên, và trên đòn gánh còn dính vài sợi lông kỳ lạ, ông bèn nuốt vào bụng, từ đó bơi lặn giỏi như cá, rồi trở thành vị tướng thống lĩnh hải quân phò tá triều đình.

Ở những miền quê nông thôn xưa, hầu như ai cũng có một thời chăn trâu cắt cỏ đầy kỷ niệm. Một thân, một mình hoặc cùng bạn lang thang trên triền đê, đồng bãi hoặc rừng núi để trông coi và cho đàn trâu ăn no. Đứa nào, đứa nấy nhọ lem nhọ thủi, hoặc đầu trần hoặc đội lá sen, mũ rơm, mũ cọ; quần cộc áo tũn; cắp nải đựng cơm, khoai, sắn; tay lăm lăm cây roi hoặc đoạn thừng, lẽo đẽo dắt trâu đi hết quãng này đến quãng khác, và khi mệt thì cột trâu dưới một gốc cây, giở tay nải ra ăn và nằm kềnh ra đất mà ngủ.

Đi chăn trâu, đám trẻ đồng thời cũng đi bắt chim, đào dế, mò ốc, hái rau, tìm củ thuốc mang về làm kinh tế phụ. Những lúc nghỉ ngơi, bạn bè hát nghêu ngao, đánh đàn, thổi sáo, chơi đá bóng, nhảy dây, bịt mắt bắt dê, thả diều… hình thành nên bao khúc đồng dao và trò chơi. Điều ấy được thấy khá rõ qua bài thơ Quê Hương của Giang Nam: Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường/Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ/Ai bảo chăn trâu là khổ/Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao…

Từ xưa, nông dân đã xem trâu là một tài sản rất lớn. Tục ngữ có câu: Con trâu là đầu cơ nghiệp. Nhà ai chỉ cần có một con trâu đã được xem là phú hộ, và nếu có cả đàn trâu là đại phú. Ai không có trâu là kẻ nghèo hèn. Vì vậy, họ chăm sóc trâu rất chu đáo.

Mới đầu, người dân phải tậu một con nghé, nuôi nó lớn dần cho quen người quen nhà, sau này dễ bảo. Đợi khi nó dăm tuổi, mới cho cày thử trên đất cát, đồng cạn, cuối cùng là ruộng sâu. Trâu thuộc họ nhai lại, dạ dày cho phép ăn được nhiều mà không cần nhai kỹ. Khi nằm nghỉ, con vật mới ợ cỏ lên miệng để nhằn. Vì vậy mà lúc nào cũng thấy nó tóp tép. Không như nhiều loài vật khác khó gần, trâu luôn có bạn, và thường là những chú chim nhỏ loắt choắt nhảy trên lưng để bắt rận. Khi nghỉ, trâu hay đầm dưới ao cho mát và rũ bỏ vật ký sinh. Trâu rất sợ muỗi.

Dân gian xem con trâu là đại diện cho sức lao động chân chính, tượng trưng cho vòng luân chuyển của ngày đêm, năm tháng, bốn mùa và vũ trụ nên đã xếp nó vào trong 12 giáp. Họ cho rằng, những người có tuổi sửu sẽ có đức tính giống với trâu. Ngoài ra, người dân còn xem hình ảnh trâu là biểu tượng cho sự yên bình và vẻ đẹp của làng quê.

Vào các lễ hội, các miền đều có phần chọi trâu, ở một số vùng còn có hẳn hội chọi trâu, như hội chọi trâu Đồ Sơn Hải Phòng, chọi trâu Lập Thạch Vĩnh Phúc, chọi trâu Phú Thọ… Song sôi động nhất là hội chọi trâu ở vùng biển Đồ Sơn từ thế kỷ 18. Lễ hội này đã đi vào dân ca: Dù ai buôn đâu, bán đâu/Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về. Kết thúc hội thi, tất cả trâu thua hay thắng đều được mổ tế thần, làm cỗ làng khao mời quan khách. Thịt con trâu thắng được rải đều các mâm cỗ, ai gắp được sẽ may mắn cả năm. Hội chọi trâu Đồ Sơn là ngày hội tưởng nhớ cội nguồn cũng là nghi lễ cầu mùa, cầu phúc như ở một số vùng trồng lúa là mong muốn lúa khoai đầy kho, vùng đi biển là mong ước thuận buồm xuôi gió, biển nhiều tôm cá, và là trò chơi giải trí, thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết dân tộc.

Ở Tây Nguyên, lại có hội đâm trâu về ý nghĩa cũng để tạ ơn thần lúa và mừng được mùa… Nổi bật nhất là lễ đâm trâu của người M'nông diễn ra vào tháng ba âm lịch, do các gia đình khá giả tổ chức hàng năm hoặc ba năm một lần. Đâm trâu làm sống lại không khí linh thiêng, và cũng rất cổ xưa từ những ngày lập nước. Lễ hội này đã từng được khắc trên các trống đồng của người Việt Cổ.

Vì con trâu là biểu trưng cho nông nghiệp, nên từ xa xưa, làng quê đều có lễ hội rước thần Nông và trâu nhằm ca ngợi thần Nông và trâu. Vào đầu xuân, từ cung đình đến vùng quê đều mở hội rước long trọng, cầu mong mùa màng bội thu, gia súc đầy đàn, nhà nhà no ấm. Người Thái (Yên Bái) từ xưa đã giữ được tục cúng vía (tạ ơn) trâu vào ngày Tết síp sí -14/07 âm lịch, khi cấy lúa xong.

Xưa kia, các làng quê thường có lễ hội rước mục đồng, cảm ơn trẻ chăn trâu đã chăm sóc và nuôi dưỡng những con trâu béo khỏe, năng việc nhà, việc làng. Ví như làng Phong Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, xưa kia cứ ba năm vào các năm Tỵ, Ngọ, Mão, Dậu lại tổ chức lễ rước mục đồng rất linh đình. Nhưng theo thời gian, lễ hội này đã dần mai một.

Ca dao, tục ngữ, hò vè Việt Nam từ xa xưa đã dành bao lời hay, ý đẹp ca ngợi hình ảnh con trâu: Trâu ơi, ta bảo trâu này/Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta/Cấy cày vốn nghiệp nông gia/Ta đây trâu đấy ai mà quản công/ Bao giờ cây lúa còn bông/Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn…hay Trên đồng cạn, dưới đồng sâu/Chồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa.

Ngày nay, khi cơ giới hóa nông thôn và đô thị hóa ngày càng tăng, những đồng ruộng thu hẹp dần, những máy cấy cầy hiện đại xuất hiện thì hình ảnh những chú trâu cũng không còn nhiều. Mục đích nuôi và sử dụng trâu cũng đã khác xưa, trâu nuôi để bán lấy thịt, kéo gỗ, kéo đồ, làm du lịch…Nhưng vai trò của trâu vẫn được khẳng định, trâu vẫn xuất hiện nhiều ở những vùng quê nghèo, những nơi địa hình phức tạp, ruộng đồng manh mún hay trong dịp lễ hội của nhiều đồng bào. Ngắm nhìn lũ trẻ chăn trâu trên triền đê, thả sáo diều hay đùa nghịch dưới ao nước mát hoặc lững thững về chuồng … luôn là những hình ảnh mang cho ta một cảm giác bình yên của làng quê Việt.

mở bài về con trâu

trâu ơi ta bảo trâu này.
trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta....
từ nghàn xưa con trâu luôn là hình ảnh thân thiết và gắn bó với người nông dân và nhờ có trâu mà người nông dân đỡ vất vả hơn rất nhiều trong công việc đồng án của mình............
làm tiếp bạn nhé

"Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa"
Hình ảnh con trâu đã trở thành một hình ánh quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam. Không một người VN nào lại không biết đến con trâu, đặc biệt là người nông dân bởi trâu chính là người bạn tâm tình, là tài sản quý giá của người nông dân.
Các cụ xưa dạy :con trâu là đầu cơ nghiệp,ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng .
Vậy con trâu là sức lao động thay thế chính của nhà nông ,thiếu trâu thiếu cày có ruộng cũng chẳng bao giờ sản xuất nông nghiệp được.
Trâu là động vật 4 chân,được liệt vào hàng lục súc ;trâu chó lợn ngựa bò dê.
Trâu nặng khoảng một vài tạ,cao ngang hoặc hơn người nhưng đi bằng 4 chân ,màu sắc thì có con màu tro,có con màu trắng,đầu trâu có 2 sừng,con nào mà mọc 1 sừng thì dữ lắm,mõm trâu thường được buộc bằng cái miếng cao su hoặc miếng xốp cứng để thát nút 1 đầu dây thừng,khi đi đâu người ta dắt và cầm thừng điều khiển .Bụng trâu to,ăn cũng nhiều và chỉ ăn rơm khô ,ăn cỏ thôi,ban ngày ngoài giờ làm việc là giờ đi gặm cỏ,tắm ngủ,ban đêm trâu về tự ợ ra nhai lại những thức ăn mà đã ăn vào ban ngày .
Sức lao động cũng miệt mài,bền bỉ,trưa hè nắng hay rét căm căm trâu vẫn nghe lời chủ đi cày ,kéo xe,trâu là sản nghiệp của nông dân xưa nay,mặc dù có máy móc thay thế nhưng người ta vẫn thích dùng công cụ lao động thuyền thống này .

Vì giá trị của con trâu đối với nhà nông rất cao, khi làng phạt vạ, làng bắt nộp trâu như trong trường hợp người con gái chửa hoang thì gia đình phải nộp vạ:

Phình phình ở giữa phình ra
Mẹ ơi con chẳng ở nhà được đâu
Ở nhà làng bắt mất trâu!
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, câu tục ngữ gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam đã có từ xa xưa nhưng bây giờ hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau được xem là hình ảnh biểu hiện của một nền nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam.
Dù nói gì thì nói, con trâu vẫn là người bạn thân thương của nông dân Việt Nam tự bao đời nay với những câu ca “trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”. Vậy mà giờ đây, có nơi người ta đang tìm cách bảo tồn con trâu, sợ rồi một ngày nào đó, trẻ em, học sinh Việt Nam chỉ còn biết con trâu trong sách giáo khoa.
Cơ giới hóa, hiện đại hóa với ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ đơn giản là loại bỏ con trâu ra khỏi đời sống người nông dân, nơi nó từng gắn bó nhưng cũng là hình ảnh để báo chí bảo rằng nông nghiệp lạc hậu.
Với đà suy giảm đàn trâu như hiện nay, cũng không có gì lạ nếu một ngày nào đó, Chính phủ hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải chi tiền để triển khai các dự án phát triển đàn trâu. Nó cũng tương tự như cây lúa, cũng chẳng có gì khó hiểu nếu một ngày nào đó, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu gạo nếu cứ mỗi năm, gần 100.000 héc ta đất nông nghiệp được chuyển thành đất ở, thành khu công nghiệp.
Không phải cái gì được xem là lạc hậu thì phải từ bỏ nó trong quá trình phát triển. Con trâu là hình ảnh sinh động nhất để nói lên điều này.

Nghé ọ ! Nghé...ọ.ọ..ọ..ọ ! Tôi đây ! có cần cả bài luận không mail đi . Dài lắm !
Có chuyện buồn về con trâu thế này : Có con trâu mộng nọ gặp con chim chích . Trâu khinh thường chim chích bé nhỏ . Chích bèn nói :
Anh Trâu ạ . Anh được tiếng hiền lành chất phác chăm chỉ làm việc giúp ích cho đời thật là đáng quý . Đi đâu anh cũng nghênh nghênh cặp sừng ra điều đắc ý lắm . Anh hãy nhìn lại mình với cái u trên vai vì ách cày , những lằn roi vọt . Làm việc quần quật cả ngày đêm về nhai lại mớ rơm mớ cỏ . Khi nắng rát lưng , khi lạnh tới long móng lở mồm anh cũng không được nghỉ ngơi . Tới lúc già yếu , họ cho anh lên đĩa . Miếng tái , miếng hầm . Xương không nhai được người ta ninh nhừ lấy cao đóng mác '' bạch mã cao'' để bịp người đời. Chết đến ba năm vẫn còn ăn đòn dùi trống .Trớ trêu thay da của kẻ đã chết lại khích lệ cho hai kẻ đồng giống đang ra sức chọi nhau làm trò vui cho thiên hạ . Anh không nhớ vụ ''móng trâu '' triệt hạ dòng họ nhà anh sao ? Anh quên chuyện ''trong mo ngoài đất '' với nốt hương vẫn còn dưới hàm đấy thôi .
Còn tôi, tuy bé nhỏ mà cũng giúp ích nhà nông khi bắt sâu bắt bọ . Chúng tôi luân có đôi có lứa , trong rừng sâu hay nơi đồng nội đất lành tôi đậu . Chắc anh đã nghe '' chim ***g cá chậu '' vậy anh đã thấy họ nhà Chích chịu sống trong ***g bao giờ chưa ? Thôi luận cái sự đời nó dài lắm . Chào anh tôi về .(

. Trong 12 con giáp, con trâu là con vật gần gũi nhất với người nông dân, trở thành một biểu tượng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.Các nhà nghiên cứu văn hóa, triết học thường nhắc đến chi tiết Lão Tử cưỡi con trâu rời khỏi Trung Hoa. Còn Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, anh ruột Trần Hưng Đạo thì coi con trâu đất chính là Phật. Các bậc cao nhân ấy chắc chắn đã tìm thấy ở con trâu những đặc trưng phù hợp với đạo lý sâu xa của mình.
Những câu tục ngữ, thành ngữ "Con trâu là đầu cơ nghiệp", "tậu trâu cưới vợ, làm nhà…", "ruộng sâu, trâu nái", "chín đụn mười trâu"…đã nói lên vị trí, vai trò quan trọng của con trâu đối với sản nghiệp người nông dân. Con trâu gắn bó mật thiết với người nông dân. Từ lúc bé xíu, các cậu bé, cô bé đã biết chăn trâu, cắt cỏ giúp bố mẹ, vừa kết hợp mò cua bắt ốc hay đánh bài tam cúc, đánh thẻ…lớn lên chàng trai, cô gái biết điều khiển trâu cày bừa, kéo xe, khi về già, sức khỏe suy giảm các cụ ông, cụ bà lại vẫn tiếp tục dắt trâu, chăn nghé giúp con cháu. Và khi qua đời, trên nấm mồ người nông dân cỏ mọc để trâu bò ăn.
Có lẽ không người Việt nào không biết đến những câu ca chan chứa tình cảm này: "Trâu ơi ta bảo trâu này-Trâu ra ngoài ruộng cấy cày với ta-Cấy cày vốn nghiệp nông gia-Ta đây trâu đấy ai mà quản công-Bao giờ cây lúa còn bông-Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn". Có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về mối quan hệ giữa con người với loài vật hiền lành này được lưu truyền trong dân gian.
Sự gần gũi đã tạo nên quan hệ gắn bó của người với trâu. Nhưng có lẽ chính quá trình lao động bên nhau cùng những nét tương đồng về số phận, tính cách giữa người nông dân và con trâu mới là yếu tố quan trọng khiến cho trâu và người trở thành đôi bạn thân thiết, thủy trung. Con trâu hiền lành chăm chỉ, vất vả một nắng hai sương "làm không kịp thở, ăn chẳng kịp nhai" như người, trâu cũng thật thà, chất phác, chịu thiệt thòi do "trâu chậm uống nước đục", trâu cũng vững chãi, mạnh mẽ như người, chỉ người có sức khỏe, người ta thường nói "khỏe như trâu". Ai đó nói trâu ngu dốt "ngu như bò" (như trâu) hay vô cảm "đàn gẩy tai trâu" là chưa đúng, trâu cũng thông minh, "tinh quái" ra phết, biết "sáng tai họ, điếc tai cày", biết được thái độ của chủ mà xử trí.
.
Về Đầu Trang Go down
Quang Khánh
Mod
Mod
Quang Khánh


Tổng số bài gửi : 144
Join date : 15/04/2011

.....con trâu....... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: .....con trâu.......   .....con trâu....... I_icon_minitimeTue Apr 26, 2011 11:06 pm

Giúp tui cái giàn ý bàn về thần tượng tuổi học sinh được hok Very Happy
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 127
Join date : 06/04/2011
Age : 27
Đến từ : 9a1 THCS Tam Quan

.....con trâu....... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: .....con trâu.......   .....con trâu....... I_icon_minitimeWed Apr 27, 2011 1:12 am

Lên google mà tra
Về Đầu Trang Go down
https://9a1tq.forum-viet.com
Quang Khánh
Mod
Mod
Quang Khánh


Tổng số bài gửi : 144
Join date : 15/04/2011

.....con trâu....... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: .....con trâu.......   .....con trâu....... I_icon_minitimeWed Apr 27, 2011 11:30 pm

Không có
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 127
Join date : 06/04/2011
Age : 27
Đến từ : 9a1 THCS Tam Quan

.....con trâu....... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: .....con trâu.......   .....con trâu....... I_icon_minitimeThu May 05, 2011 12:47 am

Quang Khánh đã viết:
Không có
zậy cứ từ từ mà ngồi suy nghĩ nhá pirat pirat pirat pirat lol! lol! lol! lol!
Về Đầu Trang Go down
https://9a1tq.forum-viet.com
Sponsored content





.....con trâu....... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: .....con trâu.......   .....con trâu....... I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
.....con trâu.......
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan :: Câu lạc bộ học tập-
Chuyển đến