Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Chào mừng các bạn đến với 4rum của lớp 9a1! ^^ Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ!
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Chào mừng các bạn đến với 4rum của lớp 9a1! ^^ Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ!
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan

Giáo viên chủ nhiệm : cô Phan Thị Tân Thanh
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn của lớp 9a1 trường THCS Tam Quan. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ........................!♥️♥️♥️

 

 •—››(¯‘†o† §o hoñ †o† ñµoç soñ’¯)«—•

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
•—››£ee ¶-¶ªe ¶«µñ«—•
Mod
Mod
•—››£ee ¶-¶ªe ¶«µñ«—•


Tổng số bài gửi : 23
Join date : 13/04/2011
Age : 28
Đến từ : †hàñh ¶²hố †®ẻ

•—››(¯‘†o† §o hoñ †o† ñµoç soñ’¯)«—•  Empty
Bài gửiTiêu đề: •—››(¯‘†o† §o hoñ †o† ñµoç soñ’¯)«—•    •—››(¯‘†o† §o hoñ †o† ñµoç soñ’¯)«—•  I_icon_minitimeTue Apr 26, 2011 1:28 am

Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

XẤU NGƯỜI ĐẸP NẾT CÒN HƠN ĐẸP NGƯỜI

Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.
Trong cuộc sống hang ngày cũng có lúc ta đã lầm lẫn khi đánh giá một sự vật, một con người, khi thì dựa vào cái hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái nội dung, bản chất bên trong của con người họ, khi thì ngược lại. Lúc ấy ta lại nghĩ đến câu tục ngữ:
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Chúng ta hiểu gì về câu tục ngữ này? Phải chăng đây là kinh nghiệm sống quí báu là ông cha ta để lại cho chúng ta suy ngẫm, học hỏi?
Câu tục ngữ đã cho xuất hiện hai sự vật “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu để tạo nên một vật dụng như là tủ, bàn ghế… còn nước sơn là chất liệu để quét lên làm cho cái tủ, cái bàn thêm đẹp, thêm bền. Nghĩa đen là như vậy nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ bao hàm một lời khuyên về cách nhìn chin chắn: hãy coi trọng cái giá trị đích thực, cái nội dung bên trong của một con người. Đừng bao giờ để cái hình thức xa hoa, hào nhoáng bên ngoài lừa dối, quyến rũ ta.

Bất kì câu tục ngữ nào cũng là sự đúc kết những kinh nghiệm sống quí báu của biết bao thế hệ con người. Tổ tiên ta cũng đã trải qua bao thất vọng, vấp váp mới rút ra được chân lí “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi đánh giá một sự vật ta phải coi trọng chất lượng của nó. Có khi người ta chỉ trọng đến cái lớp sơn bong nhoáng bên ngoài của một cái tủ mà mua về rồi không dung được nữa vì chất gỗ bên trong là một thứ gỗ mục rữa, sâu mọt. Một sản phẩm có mẫu mã tốtm có trang trí đẹp đến bao nhiêu mà chất lượng không tốt, không bền thì cũng không hữu dụng. Chỉ có chất lượng tốt càng được nhiều người ưa thích, càng bán dắt giá. Đó là cách đánh giá, cách nhìn chung về giá trị của một đồ vật. Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Có người bản chất xấu xa nhưng khéo lừa bịp bằng cái vỏ hào nhoáng, bảnh bao bên ngoài. Một kẻ bất tài thường đội lốt người hiểu biết. Một người độc ác thường nói lời đạo đức. Một khuôn mặt xinh đẹp nhưng chưa hẳn là đẹp hoàn toàn nếu có một tâm hồn không đẹp. Chúng ta phải thật sự tỉnh táo, thận trọng đối với những con người đó. Khi cần chọn lựa, ta hãy chọn lấy cái bản chất làm căn bản, hãy vứt bỏ cái vẻ bề ngoài đẹp đẽ lành lặn mà bên trong mục rỗng, vô vị. Một con người có đạo đức, tài năng thì dẫu ăn mặc tầm thường nhưng vẫn được kính trọng, nể nang. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó. Chùng ta phải hiểu biết rằng cái chân giá trị của con người chính là đạo đức, tài nặng, trí tuệ.
Nhưng trong thực tế cuộc sống, chẵng lẽ chỉ xem trọng nội dung, bản chất bên trong mà lãng quên mặt hình thức? Một món hang tốt, chất lượng tốt, nếu có bao bì xinh xắn, trang trí đẹp lại càng có giá trị. Hình thức bên ngoài làm tăng thêm giá trị bên trong của món hang. Cái tủ được làm bằng chất gỗ tốt mà lại có nước sơn bong loáng hẵn làm ta vừa long và sẵn sang mua. Một con người có học vấn, đạo đức lại ăn nói lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, đẹp đẻ càng làm cho ta thêm quý trọng hơn là con người tuy có đạo đức nhưng ăn nói cục cằn, thô lỗ, ăn mặc xốc xếch. Cái đẹp lí tưởng là khi có cả nội dung lẫn hình thức.
Vật để nhận xét, đánh giá một sự vật, một con người, ta phải dựa trên cơ sở nội dụng lẫn hình thức. Nội dung và hình thức phải bổ dung cho nhau để đánh giá được chính xác, đầy đủ. Chúng ta hãy coi trọng nội dụng vì trước hết nó là cốt lõi tạo nên giá trị bên trong, còn hình thức góp phần tạo nên cái đẹp, cái bền cho vật dụng. Khi đánh giá ta phải coi trọng chất lượng của vật cũng như khi nhận xét về một con người ta phải chú ý đến thành quả công việc của họ, xem xét mối quan hệ tình cảm của họ đối với gia đình, xã hội. Đó là cách hiệu quả, cách áp dụng đúng đắn nhất cho phương châm xử thế mà câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”- câu tục ngữ đã cho ta một phương châm đúng đắn trong cách nhìn, cách sống và cách quan hệ ở cuộc sống. Chúng ta cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tài năng để trở thành con người toàn diện về nội dung lẫn hình thức. Hiểu được câu tục ngữ, vận dụng nó một cách đúng đắn chúng ta sẽ bớt lầm lẫn, vấp ngã trong cuộc đời đồng thời ta cũng biết cách tự rèn luyện nâng cao mình hơn nữa. Ta phải sống thực chất bằng chính giá trị con người mình, đừng mánh khóe lừa dối, giả tạo. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nhưng nếu tốt cả gỗ và tốt cả nước sơn thì đó là điều mà ta cần mong ước, phấn đấu, hướng tới

Gỗ là bản chất là nội dung , nước sơn là hình thức . Tốt gỗ hơn tốt nước sơn là ý nói tốt bản chất tốt nội dung hơn tốt hình thức .Trong xã hội đôi lúc bản chất xấu nội dung xấu nhưng để đánh lừa thiên hạ dùng hình thức tốt đẹp để che dấu cái xấu bên trong , vì vậy có câu nói đó để đề cao bản chất nội dung tốt bao giờ cũng tốt hơn cái hình thức bên ngoài .

Gỗ tốt thì tồn tại lâu dài, sơn tốt mà gỗ bị mục nát thì chẳng ích gì . Gỗ tốt mà sơn bị tróc đi thì sơn lớp khác, còn gỗ bị hư mục nát thì đâu còn gì để sơn đâu . Ý nói là đừng đánh giá bề ngoài . Mặc dù bề ngoài rất là đơn sơ nhưng trong lòng rất giàu lòng bác ái và tốt bụng . Đó là theo tui nghĩ như vậy . Các bạn bổ túc thêm .
1. Thể loại: Bình luận một vấn đề hoàn toàn đúng.
2. Nội dung: Một sự đánh giá, một sự lựa chọn cho rằng nội dung quan trọng hơn hình thức. Hình thức biểu hiện nội dung và góp phần nâng cao giá trị của nội dung.
3.Tư liệu: Thực tế đời sống.

Dàn ý
I. Mở bài:
Trong cuộc sống chúng ta nên theo nguyên tắc nào để đánh giá một vật thể, một con người ?
Vấn đề này, ông cha ta đã đúc kết được kinh nghiệm quý báu qua câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
Nghĩa đen: Gỗ là chất liệu bên trong.
Nước sơn là chất liệu quét thêm lên đồ vật để làm cho đồ vâth ấy thêm đẹp, thêm bền. Đó là cái vỏ bên ngoài.
Đánh giá một vật thể bằng gỗ chúng ta cần chú ý đến chất gỗ của vật thể đó. Chất gỗ là quan trọng nhất quyết định giá trị của vật thể chứ không phải là lớp sơn màu mè rực rỡ phết bên ngoài nó.
Nghĩa bóng: Nên coi trọng cái thực chất bên trong đừng bị lóa mắt bởi vẻ hào nhoáng bên ngoài.
Nên sống bằng thực chất của mình đừng sống bằng vẻ giả tạo hình thức bên ngoài.

2. Khẳng định câu tục ngữ là hoàn toàn đúng.
Câu tục ngữ là môt đúc kết đúng đắn sâu sắc từ những kinh nghiệm trong thực tế đời sống. Gỗ là chất liệu làm nên vật thể: gỗ tốt tì vật thể sẽ bền, dùng được lâu dài. Gỗ tạp, gỗ xấu thì vật thể chóng hư, thời gian sử dụng sẽ ngắn đi. Nước sơn dẫu đẹp thì cũng chỉ là lớp vỏ phủ ngoài nằm trang trí, làm đẹp thêm chứ không thể nào cứu vãn được vật thể nếu vật thể ấy bị hư hỏng do chất liệu bỗ bên trong quá xấu.
Khi xem xét một con người cũng vậy, chúng ta cần xem xét nội dung (phẩm chất đạo đức và năng lực) là chính còn hình thức bên ngoài (cử chỉ, ngôn ngữ, đầu tóc, trang phục...) là thứ yếu.
Tuy nhiên, trong khi đánh giá vật thể và con người, chúng ta không được bỏ qua hoặc quá xem nhẹ hình thức.

3. Bàn bạc, mở rộng.
Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm sống đẹp: chú ý rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, trí tuệ và tài năng, những yếu tố thực chất của con người.
Ngoài ra, câu tục ngữ cũng cho ta một quan niện đúng đắn: cái đẹp lí tưởng và sự kết hợp hài hòa giữa nội dung tốt và hình thức đẹp.

III. Kết bài:
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ và nêu khái quát tác dụng của nó cho thấy nội dung và hình thức có mối quan hệ khăng khít, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức biểu hiện nội dung có tác dụng góp phần nâng cao nội dungEm đúng đấy, đây là câu b) trong bài tập 4, trang 167, sách Tiếng Việt 5, tập 1. Nguyên văn là: "Xấu gỗ, tốt nước sơn". Chị nghĩ đây là câu thành ngữ có ý chê những gì (con người hoặc vật,..) chỉ có sự hào nhoáng bề ngoài mà không có sự chắc chắn, tốt đẹp,... bên trong (có lẽ gần giống câu: "Thùng rỗng kêu to" hoặc câu "Tốt mã giẻ cùi")
Câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" lại có ý nói: Cần bản chất tốt hơn là bề ngoài đẹp.
Chúc em giỏi Tiếng Việt hơn nữa

"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Câu này chính xác phải là ngụ ngôn.
Được dùng để giáo dục,hướng dẫn cách sống về sự lựa chọn .
1_nghĩa đen : về các đồ vật,con vật, cần chất lượng bền vững,xử dụng cho sản xuất hiệu quả cao hơn là cần cái vỏ hào nhoáng màu mè đẹp đẽ bên ngoài .
2_Về con người:Cần cái năng lực hơn là cần cái dáng vẻ đẹp đẽ bảnh bao.Thường dùng trong việc chọn lựa vợ chồng,Bạn hữu,người cộng sự ,công nhân
Về con người có rất nhiều chi tiết từ câu nói này ..
a_Nhân cách là gỗ .Áo quần là sơn .
Đôi khi cái áo làm hư con người.
Trong trường hợp này con mắt người đời vẫn thường bị nhầm lẫn để chọn lựa sai .
b_Trí tuệ là gỗ .Dung mạo là sơn.
Kẻ trí tuệ là kẻ biết ẩn mình và chọn được cái tốt nhất...
Kẻ dại khờ chỉ chọn được dung mạo và thường phải ân hận...
_ Trí tuệ,tư tưởng : Có kẻ đi đúng và có kẻ đi sai dù họ đều là những kẻ tài giỏi... Vì thế khi chọn lựa sai có thể làm hỏng cả đời người ..Hỏng cả một dân tộc.Quốc gia ..
Ví dụ:
_Hồ Huệ từ một đám giặc cỏ đã chọn con đường đúng đẻ trở thành Quang Trung đại đế ...
_Cao bá Quát đã chọn lựa sai để rồi bị chém đầu với đám giặc cỏ khăn vàng ..
Nếu nói về tín ngưỡng . Thần học thì còn rất bao la diễn giải từ câu nói này ...
Chung quy . Đây là một câu nói hướng dẫn cơ bản cho sự chọn lựa của một đời người . Chỉ vì nó quá thông dụng nên người ta thường dùng cho những sự việc tầm thường mà ít đào sâu mở rộng ý nghĩa của nó ...
__________
"Xấu gõ tốt nước sơn" Là loại hàng hóa "dỏm" con người "Dỏm" có mặt khắp lãnh thổ Việt Nam ...Bất cứ ở chỗ nào quanh bạn cũng đều có ...
- 'nước sơn' là vẻ bề ngoài, nó có thể đánh lừa cảm giác.'tốt gỗ" là vẻ đẹp nội tâm bên trong .Nếu bạn kết bạn với một người thì đừng nhìn vẻ bề ngoài của anh ta, nó chỉ là hình thức, còn tốt hay xấu là ở bên trong được thể hiện qua tính cách.
- vải tốt không bằng mốt mới là thời đại càng ngày càng hiện đại ,xu thế ăn mặc cũng a dua theo ,nhưng phải phù hợp hoàn cảnh. dù bạn có một bộ đồ vải xịn nhưng nó quá lỗi thời, thì cũng không bằng bạn ăn mặc một bồ đồ chất liệu bình thường nhưng nó hợp thời trang
- Đẹp vàng son ngon mỡ mật ta có thể hình dung thế này ,nó giống như: gia vị phù hợp sẽ làm món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn.Cũng như cuộc đời nếu có điều gì đó để mơ ước và hy vọng, có ai đó để yêu, bạn bè cũ để tâm sự... chắc chắn sẽ phong phú và đáng yêu hơn nhiều
Về Đầu Trang Go down
Quang Khánh
Mod
Mod
Quang Khánh


Tổng số bài gửi : 144
Join date : 15/04/2011

•—››(¯‘†o† §o hoñ †o† ñµoç soñ’¯)«—•  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: •—››(¯‘†o† §o hoñ †o† ñµoç soñ’¯)«—•    •—››(¯‘†o† §o hoñ †o† ñµoç soñ’¯)«—•  I_icon_minitimeTue Apr 26, 2011 11:05 pm

Bài này hay nhỉ, up mở hàng Very Happy
Về Đầu Trang Go down
 
•—››(¯‘†o† §o hoñ †o† ñµoç soñ’¯)«—•
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan :: Câu lạc bộ học tập-
Chuyển đến