Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Chào mừng các bạn đến với 4rum của lớp 9a1! ^^ Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ!
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Chào mừng các bạn đến với 4rum của lớp 9a1! ^^ Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ!
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan

Giáo viên chủ nhiệm : cô Phan Thị Tân Thanh
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn của lớp 9a1 trường THCS Tam Quan. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ........................!♥️♥️♥️

 

 bài làm về địa phương(tập làm văn 9)

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
•—››£ee ¶-¶ªe ¶«µñ«—•
Mod
Mod
•—››£ee ¶-¶ªe ¶«µñ«—•


Tổng số bài gửi : 23
Join date : 13/04/2011
Age : 28
Đến từ : †hàñh ¶²hố †®ẻ

bài làm về địa phương(tập làm văn 9) Empty
Bài gửiTiêu đề: bài làm về địa phương(tập làm văn 9)   bài làm về địa phương(tập làm văn 9) I_icon_minitimeTue Apr 26, 2011 1:32 am

Thật quá dễ dàng để nhà trường hoặc một cơ quan chức năng nào đó muốn thống kê đối tượng HS nào thường xuyên đến các quán game.Dứt khoát con số này sẽ nói lên nhiều điều, nhưng điều rõ ràng nhất là game đã giết dần giết mòn các em. Tôi cũng đang cố hết sức để giúp con trai mình thoát khỏi game online.Quả là quá khó! Khó không phải vì thiếu thốn phương tiện, vì không đủ thời gian...mà vì tôi quá đơn độc. Rất may, con trai tôi là đứa trè biết dừng đúng lúc.
Tôi nói mình đơn độc vì cho đến nay, chưa hề có một cơ quan chức năng nào có trách nhiệm bảo vệ trẻ em VN trước sự tác yêu tác quái của những mặt tiêu cực từ game online. Con trai tôi khẩn thiết mong bố hãy tìm cách xoá hẳn nichname của con để giúp con cai nghiện(!). Tôi hỏi nhiều chuyên gia tin học, họ đều lắc đầu! Thật là buồn.
Tôi mạnh dạng đề xuất: Nếu có phụ huynh nào yêu cầu xoá nichname thì sẽ có một cơ quan "CAI NGHIỆN GAMEONLINE" giúp đỡ. Ngay cả những trò chơi tưởng như rất lành mạnh(Nông trại vui vẻ, Ao cá vui vẻ, Nhà hàng vui vẻ..." đều đang có thêm chức năng gây nghiện. Nhưng nếu phụ huynh và cả bản thân HS nghiện game trực tiếp gặp nhà mạng VinaGame , liệu doanh nghiệp này có ra tay cứu vớt những linh hồn bé bỏng đang chìm ngập trong những trò chơi do chính họ sáng tác hay không? Và nếu có một cơ quan quản lí nhà nước đủ mạnh để buộc doanh nghiệp phải tuân thủ yêu cầu chính đáng của phụ huynh HS thì có vi phạm pháp luật về kinh doanh không? Có cần phải tạo một hành lang pháp lý mới cho vấn đề này hay không? ...
Rất mong ngành GD hãy lên tiếng thật mạnh mẽ trước khi hiện tượng tiêu cực này tràn lan trong trường học, phá hỏng mục tiêu giáo dục của chúng ta!

Theo báo cáo tình trạng trẻ em thế giới của Unicef năm 2009, hiện có khoảng 500 triệu trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực chiếm khoảng ¼ tổng số trẻ em trên thế giới. Đối với nước ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đâydiễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình quân gần 3.000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụgây bức xúc trong dư luận xã hội. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em có hành vi bạo lực trẻ em. Điển hình là các vụ: Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập hành hạ trong một thời gian dài. Vụ Quản Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ gia đình (Biên Hòa, Đồng Nai). Vụ cháu Hồng Anh 4 tuổi ở Xuân Mai – Hà Nội bị người “cha hờ” đánh đập, hành hạ dã man. Vụ cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi (Cà Mau) bị vợ chồng chủ trại nuôi tôm Minh Đức hành hạ trong suốt một thời gian dài bằng các hình thức dã man như dùng kìm bấm vào môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng dí lên da thịt. Vụ việc bắt cóc, tống tiền không thành dẫn đến việc sát hại 2 trẻ em ở Đắk Lắk.
Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực ở trong và ngoài trường học của học sinh vẫn tiếp tục xảy ra đang lànỗi bức xúc của xã hội, chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những nguời quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây, hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử vong. Giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh; học sinh hành hung thầy, cô giáo. Đối tượng học sinh đánh nhau có cả nữ sinh, không phải chỉ có các nam sinh nóng nảy, thiếu kiềm chế, thâm chí nữ sinh đánh nữ sinh theo kiểu hội đồng.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luậtkhiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh
- Theo số lượng trường học và học sinh hiện này thì cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ học sinh đánh nhau.
- Cứ 10.000 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì có một học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111học sinh thì có một học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau.
Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các hiện tượng, vụ việc: Học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng, coi như là một “chiến tích” để thể hiện mình trước mọi người (xảy ra ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quãng Ngãi, An Giang…). Học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn, có vụ việc xảy ra chết người (năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen, phong tục, tập quán có hại cho trẻ em chưa được các cấp, các ngành quan tâm đấu tranh loại bỏ như đánh con là việc ”bình thường”. Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời vì họ không muốn có sự ”rắc rối ”liên quan đến họ. Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức, đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác.
Trong khi đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em của gia đình, cộng đồng còn hạn chế, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục và dễ bị lôi kéo vào con đường phạm tội. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống và bị bạo lực
Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em (khoảng 50% tổng số vụ vi phạm) và các thành viên khác trong xã hội phạm tội nghiêm trọng đối với trẻ em đến mức phải xử lý hình sự.
Tiếp đến là những hệ lụy của những trang web đen, trò chơi điện tử bạo lực không thể lường trước được. Nhiều gia đình tan nát, nhiều vụ án đau lòng đã xảy ra, nhiều trẻ em đã phải lĩnh án. Trò chơi điện tử là một thế giới ảo, ở đó người chơi có thể làm tất cả những điều mình thích mà không bị trừng phạt. Tuy nhiên, khi cuộc chiến trên thế giới ảo trở thành cuộc chiến thật ngoài đời thì thú chơi này thật sự trở thành một mối nguy hiểm lớn đối với xã hội.
Có những nguyên nhân thuộc về chính trẻ em đó là xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ em, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lí của trẻ, với một số biểu hiện sau:
Các em có nhu cầu tự thể hiện mình rất cao, những trẻ em học kém, gia đình ít quan tâm, thầy cô xem là thành phần phải kèm cặp thì càng ra vẻ ta đây, muốn chứng tỏ mình. ở lứa tuổi này, mọi suy diễn để chứng minh bằng hành động của các em đều bắt đầu bằng sự tự phát và không có định hướng.
Sự phát triển tâm lí xúc cảm của lứa tuổi này là rất đa dạng: Các em thấy bỡ ngỡ và nghi ngờ bản thân. Tình cảm mạnh mẽ và biến đổi thất thường. Nhu cầu tự khẳng định mình, trở nên cả quyết hơn, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào người lớn. Các em có thể dễ cáu giận, ưa tranh chấp, thích nổi loạn và đòi hỏi quyền được quyết định và thích phá vỡ các quy tắc, luật lệ.
Các mối quan hệ tình cảm đa dạng: Ở lứa tuổi này, yếu tố đạo đức, tình cảm cũng hình thành mạnh mẽ. Thế giới tình cảm của người chưa thành niên nói chung và trẻ em nói riêng rất đa dạng. Song nổi bật ở lứa tuổi 13-15 là quan hệ tình cảm gia đình, tình bạn và tình yêu nam nữ.
Xuất phát từ việc thiếu kỹ năng sống: Trẻ em hiện nay chưa được trang bị một cách hệ thống các kỹ năng sống cơ bản để thích nghi với đời sống kinh tế – xã hội có nhiều biến đổi. Những kỹ năng sống cần thiết cho các em như: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, … chưa được các em chú ý rèn luyện, bởi vậy việc giải quyết các mâu thuẫn trong tuổi học trò thường được các em ứng xử một cách tự phát, thiếu sự kìm chế và có khi sử dụng vũ lực để đạt được ý đồ riêng của riêng của mình.
Để từng bước hạn chế tình trạng bạo lực trẻ em cần tập trung vào một số giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em. Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng và bản thân trẻ em
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em:
+ Sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, trong đó xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em, đáp ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ an toàn cho mọi trẻ em; bổ sung một chương riêng về bảo vệ trẻ em nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xâm hại, bạo lực trẻ em; bổ sung những quy định, chế tài cụ thể về các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em; quy định rõ các thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân phòng ngừa các hành vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em.
+ Nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Internet, trong đó có những quy định cụ thể về việc quản lý các trang web, các trò chơi game online trực tuyến nhằm tiếp thu những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của giới trẻ, đồng thời hạn chế tối đa những tiêu cực mà loại hình giải trí này gây ra.
- Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Nhà trường trong việc quản lý giáo dục trẻ em, cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác Đoàn, Đội. Môi trường gia đình có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách, do đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo. Chính quyền địa phương phải quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực.
- Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em nhằm phòng ngừa có hiệu quả các hành vi xâm hại bạo lực đối với trẻ em; ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật, trên cơ sở thực hiện có hiệu quả việc xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
+ Tiếp tục củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức trong việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phát triển đội ngũ cán bộ xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên đến tận thôn, bản, khu, ấp…
+ Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm: (i) Dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình (dịch vụ tư vấn, tham vấn gia đình và trẻ em; các trung tâm, điểm công tác xã hội trẻ em …); (ii) Dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài môi trường gia đình (cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em, trường giáo dưỡng..); (iii) Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp dành cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực.
Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lý học ở nhiều quốc gia lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet.


Thân bài


Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 15-20 triệu người mắc "bệnh” này.

Theo giáo sư Jerald Block của ĐH Khoa học và y tế Oregon, bốn triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.

Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lý đang lan tràn trên toàn thế giới. Hiện nay, có khoảng 5-10% người Mỹ (tức khoảng 15-20 triệu người) có thể đã bị nghiện Internet, Kimberly Young, giám đốc Trung tâm Cai nghiện Internet của Mỹ, nói. Số người nghiện net có thể lên từ 18-30% ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng.

Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. “Có đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí”, Robbins nói.

Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại. Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.

Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện *** Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.

Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay.

Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình.

Để xử lý vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là trại "Giải thoát khỏi Internet" - mới được mở hồi hè năm nay. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một danh sách để chẩn đoán chứng nghiện Internet và kết luận độ nghiêm trọng của nó, gọi là K-Scale (K là viết tắt của Korea). Rồi tháng 9 vừa rồi, Hàn Quốc cũng tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về chứng nghiện Internet.

"Trại giải thoát" ở Hàn Quốc nằm tại một vùng rừng ở phía Nam Seoul, là nơi để điều trị những ca nghiêm trọng nhất. Năm nay, trại đã tổ chức hai kỳ điều trị đầu tiên, mỗi kỳ kéo dài 12 ngày, mỗi lần có 16-18 học viên nam (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nói rằng đa số những user nghiện net là nam giới).

"Trại" này được chính phủ tài trợ hoàn toàn, tức là ai cũng được điều trị miễn phí. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng "trại" có thể "cai nghiện" được cho những người tham gia không, nhưng họ liên tục nhận được đơn đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà tổ chức nói rằng năm sau họ sẽ tăng gấp đôi số khoá điều trị.

Còn, giải pháp cho bệnh nghiện internet ở Vn, theo bạn?

Kết bài

Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn - công dân của thời đại @.
Ngày nay, trong giới học sinh cũng như mọi người, trò chơi
điện tử đã quá quen thuộc, nó đã trở thành một thú vui tiêu khiển giết thời
gian cực kì hấp dẫn. Cùng với sự phát triển tốc độ của trò chơi điện tử đã làm
nhiều người phải kinh ngạc, thì kéo theo đó là những tác hại, khuyết điểm của
nó khiến các bậc phụ huynh phải quan tâm. Một trong số tác hại đó là khiến
nhiều bạn vì mãi chơi game mà sao nhãng việc học tập, mắc những sai phạm lớn.




Vì sao các bạn trẻ ngày nay lại
thích trò chơi điện tử đến vậy? là vì tính hấp dẫn của nó. Đây là một thú vui
tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh được đồ họa rất sống động, bắt
mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. Về một khía cạnh nào đó, trò chơi
điện tử mang lại cho chúng ta một số ích lợi. Chơi trò chơi điện tử (tcdt) giúp
chúng ta rèn luyện tư duy, nhạy bén, xử lí các tình huống một cách sáng tạo và
khéo léo. Hơn thế nữa, nó tạo cho chúng ta sự kiên trì, nhẫn nại. Một điều rất
quan trọng để tcdt cuốn hút bạn trẻ là sự hồi hộp khi chơi. Càng chơi, các bạn
càng thích thú hơn, càng tò mò hơn, và càng thõa mãn tính hiếu thắng khi chơi
thắng một trò chơi nào đó, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá,
thích thú trước những điều mới lạ.




Không những thế, ngoài mục đích
chính là để giải trí, nó còn giúp ta mở rộng quen biết với mọi người bởi tính
cộng đồng của tcdt rất cao, nhất là các trò chơi trực tuyến. Chơi game giúp ta
rèn luyện tính cách. Đặc biệt là các game hóa thân vào nhân vật. Thế giới trong
game như một xã hội ngoài đời thu nhỏ, cũng có cái thiện, cái ác, cái tốt, cái
xấu do đó bạn phải biết "gạn đục khơi trong", gặp người xấu thì làm
thế nào, gặp người tốt thì phải làm sao, .....Một số tcdt du nhập từ nước ngoài
vào, do đó khi chơi chúng sẽ giúp bạn trau dồi vốn từ tiếng anh của mình. Bên
cạnh đó, chơi game còn mang lại cho một số người những nguồn lợi lớn. Chẳng hạn
như bạn L hay B ở TP HCM, hằng ngày kiếm tiền bằng việc chơi thuê, mua bán đồ
ảo, hơn thế, họ còn mở hẳn cả 1 công ty chơi game thuê. Tóm lại, tcdt được ví
như một món ăn tinh thần của bạn trẻ hiện nay. Và một số game online đang được
ưa chuộng hiện nay là Võ Lâm Truyền Kì, thiên Long bát Bộ, MU…




Bất cứ việc gì cũng có 2 mặt -
lợi và hại. Sau một quá trình phát triển, trò chơi điện tử cũng đã bộc lộ những
khuyết điểm không đáng có của nó . Nhưng nguyên nhân chính là do người chơi
không tự làm chủ, điều khiển được bản thân mình để sa đà vào game đến mức không
thể dứt ra được. Thực tế hiện nay, có nhiều bạn trẻ vì quá ham mê “món ăn tinh
thần” này mà bỏ bê việc học, quên đi nhiệm vụ chính của mình. Phần lớn thời
gian, các bạn dành vào việc chơi game nên không còn thời gian ngó ngàng gì tới
quyển vở chứ đừng nói là học bài, làm bài, ôn bài. Tình trạng đó kéo dài lâu
ngày dẫn đến kiến thức ngày càng mơ hồ, mông lung. Bởi kiến thức cũ chưa nắm
được thì kiến thức mới lại đến.Chơi game nhiều sẽ làm đầu óc trở
nên mê mụi. Để giải thích cho việc này, các bạn hãy nhìn lại luận điểm trên,
bạn sẽ suy ra được ngay thôi. Một ngày hết 1/3 thời gian cắm cúi trong ctdt,
đầu óc chỉ nghĩ đến game thì thử hỏi thời gian đâu bạn có thể thư giãn, có thể
đọc báo, chơi thể thao, hay ít ra là giải trí với bạn bè. 2/3 thời gian còn lại
bạn đã phải giành cho ngủ, ăn và những sinh hoạt ngày thường, thì thử hỏi liệu
đầu óc của bạn đến đâu? Lại còn thức khuya. Đối với các game thủ, chơi trắng
đêm là một khái niệm hết sức bình thường. Những ai học sinh học cũng biết khi
người ta không ngủ đủ giấc, hoặc thức đêm nhiều thì đầu óc cực kì mệt mỏi. Dẫn
đến tình trạng ngủ gà ngủ gật trong lớp, uể oải…, và hậu quả thấy rõ nhất là
kết quả học tập sa sút.




Chơi tcdt mang những hình ảnh bạo
lực hoặc không phù hợp với lứa tuổi sẽ làm cảm xúc của con người bị tê liệt, và
sau khi không còn cảm xúc về bạo lực nữa, bạn sẽ thực hiện nó một cách dễ dàng.
Có rất nhiều bạn nhiễm tính bạo lực ấy và áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày
với tất cả mọi người. Điển hình và vụ một thanh niên trẻ người Thái lan đã giết
một anh lái taxi vì bắt chước tcdt mà người thanh niên ấy đang chơi.




Nói về vấn đề kinh tế, tcdt tác
hại vô cùng ngay cả với gia đình có kinh tế khá giả. Khi quá đam mê, không có
tiền để chơi, họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để có tiền đi chơi, nối dối thầy cô
để cúp học bỏ tiết. Nếu bố mẹ không cho tiền, họ sẽ lấy cắp đồ đạc trong nhà đi
bán, táo tợn hơn, họ còn trấn lột, trộm đạo… thậm chí gây án mạng để có tiền
thoản mãn thú vui chơi. Điển hình là một bạn 14 tuổi ở HN, đã trèo vào nhà
người dân rồi giết hại họ để cướp tài sản lấy tiền chơi game.




Về vấn đề sức khỏe. Chơi game nhiều
gây hại cho sức khỏe là điều không cần bàn cãi. Hầu hết các game hiện nay đều
đã mất đi chức năng vốn có của nó là giải trí, thay vào đó là sự cạnh tranh, dễ
gây nghiện, gây tác hại ít nhiều đến người chơi. Những tác hại này gồm gây căng
thẳng, cận thị, một số bệnh về xương (như đau cột sống), phản ứng chậm, lười
vận động khiến sức khỏe suy giảm. Đặc biệt đối với những người chơi game
online, do phải cày nhiều nên dễ gây suy kiệt sức khỏe, mất ngủ, các bệnh về
tim và não, rối loạn chức năng sinh lý; nặng hơn có thể gây đột quỵ, rối loạn
tâm thần, dẫn đến TỬ VONG!!!! Tuy vậy, chơi game một cách điều độ thì vẫn không
sao, cố gắng chơi game dưới 1 tiếng/ngày, giảm thời gian chơi game xuống càng
ít càng tốt! Thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp người chơi game quá độ dẫn
đến tử vong. Những trường hợp này có thể đến từ Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam...
do chơi game hơn 12 tiếng/ngày. Một vấn đề nhức nhối hiện nay của một số học
sinh nữ là do nhẹ dạ, lên mạng chat làm quen với một vài người lạ nhưng lại không
biết đó là những kẻ xấu, chuyên đi dụ dỗ, lừa đảo. và các học sinh nữ đã dễ
dàng trở thành nạn nhân của những ổ chứa, bị bán ra nước ngoài hoặc bị những
yêu râu xanh làm nhục tập thể.




Việc mãi chơi game mà sao nhãng
việc học tập và những sai phạm của 1 số bạn đã gióng lên hồi chuông báo động
Các bạn còn trẻ, chưa ý thức được tác hại của trò chơi điện tử , còn dễ dãi với
chính mình và thiếu ý thức trong học tập. Vì vậy, gia đình và xã hội phải có
trách nhiệm về việc này. Về phía gia đình : cần có sự quan tâm của bố mẹ đến
con cái, cũng như cần có những quy định về giờ học, giờ chơi, hướng con cái đến
các hình thức giải trí phong phú, tham gia các hoạt thể dục thể thao để có lối
sống và tinh thần lành mạnh. Về phía nhà nước, các cơ quan ban ngành : cần tăng
cường công tác kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những cơ sở vi phạm các
quy định về quản lý Internet. Đề ra những quy định cụ thể về thời gian, nội
dung của các tcdt trước khi cấp giấy phép lưu hành. Và hiện nay, ở một số nước
đã mở những trung tâm cai nghiện game, tuy nhiên, ở nước ta loại hình này chưa
được phổ biến. Và hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt
lợi hại của tcdt để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác. Chỉ nên
xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ
thuộc vào nó.




Tcdt là thú vui tiêu khiển, hấp dẫn và có ích nếu chơi điều độ.
Game online được xem là ngành công nghiệp “ không khói” “hot” nhất hiện nay trong thế giới giải trí trên thế giới. Game không chỉ đơn thuần là hình thức giải tỏa những căng thẳng trong học tập và làm việc mà nó còn đem lại nhiều lợi ích khác giữa các bên tham gia, từ nhà sản xuất tới các game thủ vì thế nghành công nghiệp này ngày một phát triển và được nhân rộng trên phạm vi toàn cầu. Do vậy các nhà đầu tư không ngừng mở rộng thị trường tới các nước đang phát triển như Việt Nam.
Internet và game online mới xâm nhập vào nước ta khoảng hơn chục năm nhưng thời kỳ “bùng nổ” và “phát tán” mạnh nhất là trong mấy năm trở lại đây. Hoạt động truy cập vào mạng có nhiều mục đích khác nhau nhưng điều quan tâm ở đây là độ tuổi tiếp cận phương tiện thông tin này ngày một “trẻ hóa” nhất là học sinh phổ thông ở các đô thị lớn hiện nay. Sở dĩ có thực trạng như vậy là do tâm lý các em trong lứa tuổi này đang thích khám phá những điều bí ẩn, mới lạ,khó nói với người lớn hoặc muốn thể hiện mình…
Như vậy, game online nói riêng và internet nói chung được giới trẻ đặc biệt là học sinh phổ thông. Độ tuổi này tiếp cận với phương tiện internét và game online nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ cập tin học trong nhà trường, ngoài ra thế giới “mạng”còn cung cấp cho các em một lượng kiến thức bách khoa “ khổng lồ” để các em giải đáp những băn khoăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực game online và internet còn mạng lại cho học sinh phổ thông hậu quả vô cùng xấu như chơi nhiều game gây nghiện sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế gia đình, chất lượng học tập bị sa sút, hành động mang tính bạo lực, sự hình thành nhân cách trong quá trình xã hội hóa của cá nhân bị ảnh hưởng.

Có thể nói, chưa khi nào ở Việt Nam hiện nay chủ đề “đạo đức xuống cấp” của giới trẻ lại được nhiều người quan tâm như vậy mà yếu tố nghiện game online của học sinh phổ thông cũng đang nằm trong “ vùng” tìm hiểu ấy. vì thế nên nhóm chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu tác động của game online đến học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?. Trong phạm vi nghiên cứu này nhóm sẽ đi sâu vào phân tích mặt tiêu cực của game online tới học sinh phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh.
THỰC TRẠNG GAME ONLINE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
1. Tình hình về game online hiện nay.
Trong những năm trở lại đây, các loại hình Game online đang bùng nổ trên thị trường một cách mạnh mẽ. Hàng loạt các loại game ra đời: Đế Chế, MU, Thế giới hoàn mỹ, Thiên long bát bộ, Auđition, Võ lâm truyền kỳ… Game chiếm, game đế chế hay đột kích vẫn gây ưa thích nhất. Những phiên bản mới nhất luôn được các game thủ tìm tòi, cập nhập liên tục. Đối tượng các loại game hướng tới chính là giới trẻ nhất là học sinh phổ thông, sinh viên….Họ là những con người thích phưu lưu, khám phá điều mới lạ, thích tìm tòi dù đó chỉ là những thứ trong thế giới ảo.

Năm 2007, theo ước tính của Vinagame có khoảng 4triệu người chơi game thường xuyên, khách hàng chủ yếu của hãng là giới trẻ đặc biệt nằm trong độ tuổi từ 12-25 chiếm đa số, các chuyên gia dự đoán rằng trong những năm sắp tới con số này sẽ tăng lên gấp 10 lần. Đây được xem như hồi chuông cảnh báo về sự tấn công ồ ạt của game online trên thị trường hiện nay.

Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ chơi game online ngày càng “ trẻ hóa” và tập trung đông nhất là ở hai thành phố lớn trong cả nước. riêng ở thành phố Hồ Chí Minh thị trường game hoạt động vô cùng nhộn nhịp, càng gần các trường học, càng xuất hiện nhiều tiệm internet như trên đường Trần Quang Khải, thuộc quận 1, chỉ dài hơn 2 km đã có hàng chục cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet, game online hoạt động liên tục ngày đêm (có nhiều điểm hoạt động suốt 24/24 giờ hoặc vờ nghỉ đêm với cửa khép bên ngoài nhưng bên trong vẫn hoạt động… bình thường). mục đích chủ yếu của các em khi tiếp cận internet là chơi game online.

Chúng tôi đã tìm hiểu một điểm dịch vụ Internet ở gần chợ Gò Vấp. Với diện tích chưa đầy 25m2 trên mặt tiền đường Nguyễn Kiệm đã được chủ nhân cho lắp đặt trên 30 dàn máy vi tính. Chính những người “nghiện” game online thừa nhận, lúc đầu các em chỉ lên mạng chơi, nhưng thấy quá hấp dẫn, muốn khám phá, rồi thử... và “nghiện” lúc nào chẳng hay…

Trung bình mỗi tháng có em “luyện” Võ lâm truyền kỳ hết 1 triệu đồng. Có em “luyện” liên tục trong 11 ngày đêm mà chỉ ăn và uống cà phê chứ không ngủ nên bị sút cân. Các em chơi vì khoái đánh nhau, vì nghĩ rằng mình mạnh hơn “giết” được người ta nên người ta tức, thấy vậy thì mình khoái. Trong khi đó chuyện học hành thì xem rất nhẹ “thi là chuyện của thi, còn chơi thì cứ chơi…”.

Phải nói rằng đối tượng “làm ăn” chủ yếu của nhiều tiệm internet là học sinh vì số lượng này nhiều lại có nhiều thời gian rảnh. Chính tâm lý ham chơi nên các em thích những trò chơi mới lạ mà nhất là game online. Nhiều em nghiện đến mức trốn học để chơi dù gia đình có cấm cản. Đến mức gia đình phải “cấm vận” không cho tiền sợ các em chơi game. Mặc dù gia đình cương quyết không cho con cầm tiền, đi học có người lớn đón đưa nhưng “cậu ấm” vẫn cứ nghiện net. Hỏi ra mới biết, có ông bà thương các cháu nên hôm nào cũng cho mấy ngàn lẻ để chơi.

Nhiều gia đình thấy con chơi game ở ngoài cũng sợ nên mua máy về cho con. Lúc đầu nghĩ rằng con học vi tính để nâng cao kiến thức nhưng các em vẫn dán mắt vào các trò chơi không biết mệt mỏi. Có em chơi suốt ngày, đêm và thậm chí còn mò vào các trang web bẩn của người lớn. Niềm đam mê điện tử đến hồn xiêu phách lạc, suốt ngày ú ớ và sống với cuộc sống ảo trong các trận chiến. Nhiều gia đình phải suốt cả ngày canh chừng con cái vì sợ con của họ hư. Một số phụ huynh đã gắng mua sắm những vật dụng đắt tiền để hạn chế con cái tụ tập, chơi bời với bạn bè nhưng không mấy tác dụng. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình học sinh và nhà trường.

Như vậy, theo bà Phạm Mai Hoa, chuyên gia tư vấn Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ năng cuộc sống thuộc Trung ương Đoàn TNCS HCM) cho biết: “Một số nguyên nhân dẫn đến chứng nghiện game online: Thứ nhất, do bản thân trò chơi đó có sức hấp dẫn, người làm ra trò chơi tìm mọi cách lôi kéo người tham gia. Thứ hai, do hệ thần kinh của người chơi khá yếu đuối, tính tự chủ và khả năng độc lập kém. Những người có hệ thần kinh dễ bị xúc động thường bị lôi kéo, bị phụ thuộc bởi sức hấp dẫn của những trò chơi này. Ngoài ra còn do môi trường sống xung quanh. Ngồi chơi ở nhà thì có mấy khi bị nghiện đâu. Chỉ ra hàng net, có “hội” có “phường” mới thúc đẩy sự ham muốn đến với trò chơi.”

2. Tác động của game online tới thời gian học tập, kinh tế, sức khỏe của học sinh phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
2.1. Về sức khỏe và chất lượng học tập
Vì các em còn ở độ tuổi đi học nên việc cần được phát triển đầy đủ về mặt thể chất lẫn tinh thần là rất quan trọng. Ngoài việc học tập các em còn phải dành thời gian cho việc vui chơi, giải trí.

Ban đầu khi tiếp cận game online, các em chỉ xem đây như là một trò chơi để thư giãn sau những giờ học căng thẳng; nhưng khi càng chơi các em thấy “ham”, lôi cuốn dẫn tới mức độ chơi tăng dần lên khiến quỹ thời gian dành cho việc học tập ít đi. Khi học sinh đã “nghiện” trò chơi này rồi thì chúng rất khó bỏ và không còn ý thức được việc học tập là quan trọng nữa.
Đối với con em gia đình khá giả thì các em có điều kiện sử dụng internet ngay trong gia đình nhưng không có sự giám sát của cha mẹ và học theo cách đối phó.

Đối với những gia đình không có điều kiện sử dụng máy vi tính thì luôn tìm cách trốn hoặc nói dối cha mẹ để ra quán chơi, khi tan học chúng không về thẳng nhà mà ghé luôn vào quán net “cày” game quên cả giờ về.

Học sinh chơi game online nhiều sẽ khiến đầu óc không tỉnh táo, lúc nào cũng u mê trong thế giới ảo tưởng, bản thân thì quên ăn, quên ngủ, quên học vì game. Khi việc chơi game online đã trở thành một thói quen, nhu cầu không thể thiếu sẽ làm cho nếp sinh hoạt hằng ngày của chúng bị xáo trộn. Chúng không có hoặc có rất ít thời gian tự học ở nhà; khi đến lớp thì ngủ gật, tâm trí mơ màng vì thiếu ngủ, không tập trung nghe giảng và tâm trí luôn nghĩ tới nhân vật của mình trong thế giới ảo, có những lúc còn tìm cách trốn học. Có những học sinh trước đây học rất giỏi, siêng năng, kết quả học tập cao nhưng khi “nghiện” game thì việc học trở nên sa sút.

2.2. Về mặt kinh tế
Việc chơi game online không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhà cung cấp game trên thị trường mà người chơi cũng có thu nhập nhờ nghề chơi game thuê hoặc nhận giải thưởng bằng tiền qua điểm…vì vậy tỷ lệ người chơi ngày càng đông nhât là học sinh.

Chơi game không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, việc học của bản thân mà còn gây ra nhiều tổn thất về kinh tế của gia đình, bởi lứa tuổi này các em chưa thể làm ra kinh tế mà còn phải sống phụ thuộc vào gia đình.Thời gian các em ngồi trong quán game đều là do tiền của bố mẹ cho để tiêu vặt. Một khi không thể kiểm soát được giờ chơi hoặc cần tiền để mua nhân vật, công cụ chơi… thì chúng tìm mọi cách xin tiền từ gia đình.

Có thể nói ,các em còn đang ở độ tuổi đến trường nên giai đoạn này chúng cần phải được trang bị rất nhiều tri thức để bước vào đời. Đây là một trong những giai đoạn xã hội hóa rất quan trọng để hình thành, phát triển một con người. Một khi giai đoạn này bị gián đoạn thì sẽ làm kìm hãm sự phát triển về sau. Vì vậy trong giai đoạn xã hội hóa ở nhà trường, học sinh cần ý thức được mình phải làm sao trở thành người “con ngoan trò giỏi”. Nhưng khi cưộc sống ngày càng hiện đại, lứa tuổi học sinh dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài, bởi những cám dỗ về mặt vật chất lẫn tinh thần và dần dần nó sẽ làm thay đổi con người các em. Game online chỉ đơn giản là trò chơi mang tính giải trí chứ hoàn toàn không phải là một tệ nạn xã hội nhưng khi trò chơi này đã xâm nhập vào đời sống học sinh như một “trào lưu” khá phổ biến thì có rất ít trường hợp xem đó như là một trò giải trí lành mạnh vào những lúc rảnh rỗi. Đại đa số các em học sinh đã chơi rồi lại vô tình để game online trở thành một thứ ma lực tiêu khiển cuộc sống các em khiến các em bị rơi vào thế giới ảo mà quên đi thực tại, quên đi nhiệm vụ của người học sinh ở lứa tuổi mình. Dưới tác động của game onlne, khi một yếu tố trong con người bị thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi, đảo lộn của những yếu tố khác có liên quan và tầm ảnh hưởng của game online đã trở thành một vấn đề của xã hội chứ không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân mỗi học sinh.

3. Chơi game online tác động đến sự hình thành tính cách của học sinh phổ thông trong quá trình xã hội hóa cá nhân.
Game online được xem như một loại hình vui chơi giải trí trên mạng được sử dựng rất phổ biến, bên cạnh đó dịch vụ này đem lại không ít tiêu cực tác động rất lớn tới sự phát triển nhân cách trong quá trình xã hội hóa nói chung và chất lượng học tập của các em học sinh phổ thông hiện nay nói riêng.

Về mặt tích cực:
Thứ nhất: Game online giúp cho các em giải trí, thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học hành mệt nhọc. Đó là chức năng cơ bản nhất của game.

Thứ hai: Vì các em nằm trong lứa tuổi dễ tiếp thu nên chơi game có thể giúp các em linh hoạt, nhạy bén trong các tình huống và có được các kỹ năng giải quyết vấn đề.

Thứ ba: Game giúp các em thỏa mãn được những nhu cầu đơn giản như trí tò mò, đến những nhu cầu thầm kín, tế nhị mà các em không dễ bày tỏ với người khác, đó là những nhu cầu: quyền lực, địa vị...Từ đó nảy sinh các mối quan hệ và nhu cầu cần có một tổ chức, bang hội để cùng chia sẻ những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.

Thứ tư: Trong Game các em có thể khẳng định vị trí của mình đó chính là cái “danh ảo”. Ngoài đời các em có thể là người bình thường nhưng trong game các em lại được tôn vinh như một anh hùng “còn gì tuyệt vời hơn khi đươc cả cộng đồng hàng nghìn người tung hô”.

Thứ năm: Game tạo ra việc làm cho những người phục vụ trò chơi, mà lợi nhuận từ nền công nghiệp giải trí cũng chiếm một phần không nhỏ từ vài trục tỉ đến vài trăm tỉ USD cho tổng số thu nhập cho mỗi quốc gia

Có thể nói về bản chất game online đem lại cho người sử dụng rất nhiều lợi ích như: thư giãn sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, không chỉ có vậy game còn mang lại sự nhạy bén, linh hoạt cho người chơi. Bên cạnh đó game mang lại những tiêu cực.

Về mặt tiêu cực
Thứ nhất: Chơi game gây ham mê quá độ cho các em khi chơi. Chính vì quá ham mê làm cho các em sức khỏe giảm sút, giờ giấc sinh hoạt đảo lộn, quên ăn quên uống… dẫn đến học hành giảm sút: “Tôi từng là một game thủ, nghiện game, có những lúc chơi 16 – 20 tiếng/ngày. Lúc đó tôi chẳng thiết học. Khi tôi bỏ máy vi tính ra xung quanh tôi như tối sầm lại, bước đi lảo đảo như muốn lăn đùng xuống đất.”
(Nguyễn Khánh Hy, trích từ vietnam.vn)

Thứ hai: Chơi game làm cho các em tha hóa đạo đức, nhân cách như tính tình cục cằn thô lỗ vì game chỉ là trò chơi nó không dạy cho các em những kiến thức cần thiết để hình thành nhân cách một con người.

Thứ ba: Game là một công cụ giải trí chứ không phải là đời sống thực vì vậy khi chơi quá độ làm cho các em nghiện game và rơi vào một thế giới ảo trở thành một con nghiện như nghiện ma túy.

Thứ tư: Các em là lứa tuổi học sinh chưa làm ra của cải vât chất. Vì vậy, khi chơi game các em phải xin tiền cha mẹ, nhưng cũng chỉ có hạn vì thế khi đã “quá nghiện” làm cho các em lao vào con đường trộm cắp, lừa đảo để có đủ tiền “cống nạp” cho game: “Gần đây dư luận không khỏi bàng hoàng về vụ án Phạm Đình Cử và Nguyễn Văn Trọng giết hại cháu bé 5 tuổi, là em họ của Cử với mục đích có tiền chơi game”.
(Trên Báo Bưu điện Việt Nam số 120 ra ngày 5 – 2 – 2008).

Thứ năm: Tạo ra một thị trường buôn bán ảo: “Mỗi trò chơi luôn có tiền thưởng với những người kiệt xuất. Tiền được nâng lên bao nhiêu, game thủ càng có tên tuổi bấy nhiêu. Vì vậy nếu ai muốn ‘mua danh’ thì có thể dùng tiền thật để đánh đổi. Đây là điều có thật hoàn toàn. Trong trò chơi này những món đồ ‘kim nguyên bảo’ chiến lợi phẩm dành được từ tay các quái nhân cũng được giao bán công khai trên thị trường. Có giá trị giao động từ vài trăm ngàn đến hàng trăm triệu đồng”.
(Bùi Minh Hải, 27 tuổi, trích khoahocphothong.net).

Như vậy, game online đem lại rất nhiều lợi ích cho nhà sản xuất lẫn người chơi trong nghành công nghiệp giải trí trên thị trường hiện nay. sự lạm dụng của người chơi đã biến hoạt động này trở nên “xấu” dưới góc nhìn của nhiều phụ huynh lẫn nhà quản lý. Chính sự lạm dụng của người chơi một cách thái quá làm ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế, chất lực học tập đặc biệt là sự phát triển nhân cách của các em đang trong độ tuổi đi học.
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHƠI GAME ONLINE CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY.

1. Gia đình
Gia đình có vai trò to lớn mang tính đặc thù trong việc duy trì nòi giống và là môi trường nuôi dưỡng nhân cách của con người, không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Để hình thành nhân cách con người Việt Nam hôm nay, cùng với việc phát huy vai trò của xã hội, chúng ta cần phát huy vai trò của gia đình. Gia đình sẽ còn tồn tại mãi mãi trong đời sống xã hội, trong các cộng đồng người, nên cần nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình và giáo dục của gia đình đối với con người và xã hội . Hiện nay, số học sinh nghiện ganme online ngày càng gia tăng, đặc biệt học sinh ở những vùng đô thị. Vì thế, vấn đề này một số nguyên nhân cũng do xuất phát từ phìa gia đình:

Thứ nhất, do cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái mà thường dành nhiều thời gian cho công việc. Vì thế thời gian cha mẹ tiếp xúc, nói chuyện với con cái rất ít ngay bữa cơm gia đình cũng rất hạn chế.
Theo Baodatviet.vn có bài viết: “Sự quan tâm không đúng mức của gia đình là nguyên nhân khiến T., học sinh lớp 11, trở thành game thủ nổi tiếng. Gia đình đang yên ấm, bỗng dưng bác và ba của cậu bị tai biến mạch máu não. Trong nhà có đến hai người bệnh nên mẹ và chị không còn thời gian giành cho T. Cậu bé cảm thấy mình như bị bỏ rơi, lúc vui buồn không biết tâm sự cùng ai. Thế là em "tung hoành” trong thế giới game. Trong cái thế giới ảo đó, T. được “giang hồ” hỏi han, bầu bạn. Từ đó, cậu bé xem ảo là thực, thực là ảo. Và khi gia đình phát hiện ra, T. đã nghiện ở cấp độ nặng, trở nên cộc cằn và vô cảm với những gì xung quanh.”

Thứ hai, do lối sống không gương mẫu của cha mẹ, vì các em ở lứa tuổi này chưa có sự chín chắn. Các em dễ dàng sụp đổ vì thấn tượng đầu tiên trong cuộc đời các em đó là cha mẹ. Trong bài viết: “Nghiện Game online vì chán gia đình” có đoạn viết: “Em ghét mẹ em”, một cậu bé lớp 8 đang cai nghiện game online ở TP HCM, nói. Buồn chán thấy mẹ cặp bồ với hết người này đến người khác sau khi ly dị, em sa đà vào games ( Baodatviet.vn). Nhiều khi trong cuộc sống, cha mẹ chỉ xem các em chỉ là trẻ con nên không quan tâm đến việc phải cư xử đúng mực, nên nhiều lúc vô tình khiến cho các không còn tin tưởng ngay chính người thân trong gia đình.

Thứ ba, do gia đình quá nuông chiều sở thích của các em, khi cho các em sử dụng một nguồn tài chính quá nhiều và nhiều lúc còm cho phép các em được tự do thoải mái chơi game vì cha mẹ không có thời gian chăm sóc.Có bà mẹ thấy con mình hay chơi game tại tiệm Internet, không biết “tham vấn” nơi nào nên mua dàn vi tính về để cho con chơi, bảo là “lấy độc, trị độc”. Hậu quả là games online “ám” đến nỗi con bà hình hài còn trơ xương. Khi bà không cho chơi thì con hét lên: “Bà chết đi!”

Như vậy,gia đình có chức năng định hướng giá trị chuẩn mực, chia se của cá nhân trong quá trình xã hội hóa nhưng nếu không phát huy được vai trò và có sự kiểm soát chặt chẽ thì vô tình gia đình sẽ đẩy các em vào những vấn nạn mang tính xã hội, không phải bao giờ cũng có thể giải quyết tốt được.

2. Nhà trường
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới chương trình giảng dạy và các hoạt động vui chơi giải trí trong nhà trường hiện nay..

Chương trình giảng dạy trong trường dồn nén kiến thức, bắt buộc học sinh phải thuộc bài trước khi đến lớp, trong khi bài học quá nhiều mà phương pháp học không được truyền đạt vì lứa tuổi này các em chưa thể tự đưa ra được phương pháp học cho riêng mình.

Nhà trường chưa tổ chức những câu lạc bộ, những môn thể thao hay các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh thoải mái hơn về tâm lý và hạn chế những áp lực học hành về những môn lý thuyết. Chương trình học mang nặng về lý thuyết, các em muốn đi giải trí theo những trò chơi.

Bộ giáo dục chưa đưa vào nhà trường môn học về cách sử dụng INTERNET và nhà quản lý mạng ở Việt Nam chưa thể kiểm soát được người vào mạng thông qua hình thức đăng ký vì vậy nên xảy ra hiện tượng chơi quá thời gian quy định.

3. Bạn bè
Học sinh là lứa tuổi thích được tự do, không muốn phụ thuộc gia đình, có xu hướng chơi theo nhóm bạn bè nên dễ bị bạn bè lôi kéo và sa ngã.

Khi trong một nhóm bạn có chơi game thì rất có khả năng lôi kéo những thành viên còn lại.

Chơi game thì cần phải có bạn chơi để cùng chiến đấu chống lại kẻ thù nên làm cho số lượng người chơi ngày càng tăng.

Nhưng đây chính là những cái bẫy để đưa các em đến những hành vi mà bản thân không thể kiểm soát được.

4. Từ nhà cung cấp game trên thị trường.
Game online chỉ mới du nhập vào Việt Nam hơn 10 năm nay nhưng đã có ảnh hưởng không nhỏ đến giới trẻ. Bên cạnh mặt tích cực là một trò giải trí, game online cũng mang lại những mối nguy hại khôn lường.

Game đối với doanh nghiệp là một hướng kinh doanh mới, có nhiều triển vọng. Theo nhiều doanh nghiệp sản xuất phần mềm trong nước thì hướng phát triển đầu tư vào thị trường game mang tính đột phá cho ngành công nghệ phần mềm Việt Nam mục tiêu tới năm 2010. Một trong những mục tiêu là “đạt doanh số 150 triệu USD từ các loại trò chơi trên máy, vi tính và các thiết bị khác” và “game onile trong nước” dần chiếm lĩnh thị trường trong nước thay thế game nhập khẩu. Nhưng vì lợi ích trước mắt những người cung cấp trò chơi không biết hoặc cố tình không biết về những tác hại mà game đã gây ra.

Nắm bắt được tâm lý các nhà kinh doanh đưa ra hàng loạt các loại hình game nhằm thu hút các em để thu lợi nhuận mà không cần quan tâm đến hệ quả.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
1. Giải Pháp
Về phía gia đình:
Gia đình cần có kiến thức về tâm sinh lý của tuổi mới lớn để quan tâm lắng nghe những lời tâm sự của các em, không để cho các em thời gian một mình nhiều, không nên nuông chiều. tạo không khí gia đình hòa thuận, vui vẻ để các em không còn cảm giác buồn chán và quên mình vào các trò chơi có hại cho sức khỏe.
Không nên cho các em sử dụng quá nhiều tiền.

Về phía nhà trường:
Tạo ra nhiều sân chơi giải trí và các hoạt động ngoại khóa phong phú để thu hút sự tham gia của các em. Tạo ra mối quaqn hệ thân thiết, hòa đồng giữa thầy và trò.

Về phía nhà cung cấp game:
Nên thực hiện đúng theo thông tư 60 ban hành năm 2006 về việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật như tiền thưởng, điểm thưởng và kiểm soát tài khoản nhằm khuyến khích game thủ ngừng chơi sau “5 giờ”.

Ngoài ra bên phía cung cấp game không nên đưa các trò chơi mang tính bạo lực và kiểm soát người chơi chặt chẽ thông qua việc đăng ký trước khi chơi.

Có thể nói, việc hạn chế và kiểm soát các em trong độ tuổi đi học khi tiếp cận mạng internet nói chung và các trò chơi game nói riêng là rất cần thiết, để làm được việc này cho tốt các bậc cha mẹ nên quan tâm và kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý con em mình, cần phát hiện kịp thời những biểu hiện “bất thường” của con mình.

Như vậy, hiện nay trong cuộc sống,giải trí là một nhu cầu thiết yếu của con người và ngày càng được chú trọng. Đối với lứa tuổi học sinh game là hình thức giải trí ngày một được ưa chuộng. Khi khoa học phát triển thì nó được ứng dụng trong nhà trừơng, nhưng nhiều khi học sinh lại lạm dụng vào các trò chơi không có sự kiểm soát của gia đình và nhà trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập, sức khỏe,sự hình thành nhân cách, có khi là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội.Bản thân game chỉ là một hình thức giải trí nhưng khi bị lạm dụng thì nó để lại hậu quả khôn lường. Do đó đòi hỏi các ngành chức năng, các doanh nghiệp có những biện pháp tích cực để hình thức giải trí này tồn tại theo đúng nghĩa của nó.

Về Đầu Trang Go down
Quang Khánh
Mod
Mod
Quang Khánh


Tổng số bài gửi : 144
Join date : 15/04/2011

bài làm về địa phương(tập làm văn 9) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: bài làm về địa phương(tập làm văn 9)   bài làm về địa phương(tập làm văn 9) I_icon_minitimeTue Apr 26, 2011 11:04 pm

Hình như là bàn về vấn đề game online thì đúng hơn chứ địa phương gì
Về Đầu Trang Go down
 
bài làm về địa phương(tập làm văn 9)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan :: Câu lạc bộ học tập-
Chuyển đến