Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Chào mừng các bạn đến với 4rum của lớp 9a1! ^^ Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ!
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Chào mừng các bạn đến với 4rum của lớp 9a1! ^^ Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ!
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan

Giáo viên chủ nhiệm : cô Phan Thị Tân Thanh
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn đã đến với diễn đàn của lớp 9a1 trường THCS Tam Quan. Chúc các bạn có những phút giây vui vẻ........................!♥️♥️♥️

 

 tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
forever_love_9a1
Trung học cơ sở
Trung học cơ sở
forever_love_9a1


Tổng số bài gửi : 50
Join date : 18/04/2011

tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!   tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! I_icon_minitimeTue May 03, 2011 3:44 am

lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol! lol!

B/TỰ LUẬN
1. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923):
- Ngày 18.6.1919, gửi tới hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
- 7.1920, đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của Lê Nin.
- 12.1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- 1921, sáng lập Hội Liên Hiệp thuộc địa, ra báo “người cùng khổ”, “người viết báo”, “đời sống công nhân”, “báo nhân đạo” và viết bản án chế độ thực dân Pháp.
Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924):
- 6.1923, Người sang Liên Xô dự hội nghị quốc tế công dân và được bầu làm Ban Chấp Hành. Người ở lại Liên Xô vừa làm việc, nghiên cứu học tập, viết bài cho báo “sự thật”.
- 1924, Người dự Đại Hội V của Quốc Tế Cộng Sản trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của Cách mạng thuộc địa về mối quan hệ của phong trào công nhân Chính quốc, phong trào Công nhân chín quốc và về phong trào cách mạng ở thuộc địa, vai trò to lớn của công nhân thuộc địa.
=> Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự thành lập chính Đảng của Công Sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1917- 1925):
- 6.1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên ở Quảng Châu.
- Hoạt động:
+ Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ.
+ Chọn một số người đi học ở Liên Xô.
+ 1928, phong trào vô sản hóa.
=> Tác dụng: chủ nghĩa Mác- Lê Nin được truyền bá vào trong nước, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
2. a) Tân Việt cách mạng Đảng (7.1928):
- Hoàn cảnh: Trong phong trào yêu nước dân chủ mạnh mẽ vào những năm 20 của thế kỉ XX.
- Thành phần: Tri thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản.
- Hoạt động: Cử người sang dự các lớp huấn luyện và vận động hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng thành viên.
- Ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển, lí luận và tư tưởng Cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lê Nin có ảnh hưởng lớn cuốn hút nhiều đảng viên trẻ tiên tiến đi theo, nội bộ Tân Việt phân hóa.
=> Nhiều Đảng viên Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
b) Việt Nam Quốc dân Đảng (1927):
- Điều kiện: Cơ sở hạt nhân là Nam Đồng thư xã, ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) với chủ nghĩa “Tam dân” của Tôn Trung Sơn.
- Mục Tiêu: Đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền theo xu hướng dân chủ Tư sản.
- Phương hướng: thiên về lao động.
- Thành phần: Học sinh, sinh viên, công chức, tư sản lớp dưới, người làm nghề tự do, một số nông dân khá giả, thân hào, địa chủ ở nông thôn, binh lính, hạ sĩ quan.
- Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Chu, Nguyễn Đức Chính.
3. - 1929, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và Đế quốc Pháp lên cao.
- Sự thắng thế của lập trường cộng sản đối với lập trường tư sản:
+ Phong trào “vô sản hóa”
+ Đấu tranh thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bắc Kì.
+ Hành động của các Đảng viên Tân Việt tiên tiến chuyển sang hoạt động trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
+ Sự thất bại của các trào lưu tư tưởng tư sản và tiểu tư sản.
- Giai cấp công nhân giác ngộ mạnh mẽ về chủ nghĩa Mác- Lê Nin.
- Phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao độ.
4. a) Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930):
- Ba tổ chức Cộng sản ra đời đã thúc đẩy phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên ba tổ chức lại hoạt động riêng lẻ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau.
- Yêu cầu cấp bách cách mạng Việt Nam là thành lập ngay chính Đảng thống nhất.
- Nguyễn Ái Quốc với tư cách là phái viên của quốc tế Cộng sản đã chủ trì hội nghị từ 3.2 7.2.1930 tại Hương Cảng (Cửu Long - Trung Quốc).
- Nội dung hội nghị: Hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản thành lập một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua chính cương, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Người kêu gọi nhân dân thành lập Đảng.
- Ý nghĩa: Như một đại hội thành lập Đảng, chính cương vắn tắt, sách lược văn tắt được Hội nghị thông qua là cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
b) Luận cương chính trị (10.1930):
10.1930, Trung ương Đảng họp (Hội nghị lần thứ I).
- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Bầu ban chấp hành Trung ương chính thức do đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư.
- Thông qua luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo với nội dung:
+ Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Cách mạng Tư sản Dân quyền, cách mạng xã hội Chủ nghĩa.
+ Nhiệm vụ: đánh đổ chế độ phong kiến và Đế quốc Pháp.
+ Lực lượng cách mạng: khi tình thế cách mạng xuất hiện, phát động quần chúng vũ trang bạo động.
+ Lãnh đạo cách mạng: Đảng Cộng sản.
c) Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở Việt Nam.
- Là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam: chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.
- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khắn khít của cách mạng thế giới.
- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
5. Phong trào Cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết - Nghệ Tĩnh:
a) Diễn biến:
- Từ ngày 1929 đến trước 1.5.1930, phong trào phát triển quyết liệt khắp cả nước.
- 1.5.1930 --> 9.1930, phong trào phát triển quyết liệt, mạnh mẽ, đỉnh cao là sự ra đời của Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
b) Kết quả:
- Chính quyền của Đế quốc phong kiến nhiều nơi bị tan rã, chính quyền Xô Viết được thành lập.
- Đế quốc và phong kiến tay sai đàn áp.
- Từ giữa 1931, phong trào tạm lắng xuống.
c) Ý nghĩa:
- Chứng tỏ tinh thần đấu tranh oanh liệt và năng lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
- Là bước tập dợt, chuẩn bị cho Cách mạng tháng 8 thành công sau này.
6. a) Tình hình thế giới:
- Chủ nghĩ Phát xít lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật Bản đang đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
- 7.1935, Đại hội lần VII của Quốc tế Cộng sản họp ở Mát-xcơ-va chủ trương thành lập mặt trận nhân dân ở các nước chống chủ nghĩa Phát xít và chiến tranh.
- 1936, mặt trận nhân dân Pháp lên nắm chính quyền, ban hành những chính sách tiến bộ, thả một số tù chính trị ở Việt Nam.
b) Trong nước: Đời sống các tầng lớp giai cấp điêu đứng cùng với những chính sách phản động của bọn cầm quyền càng làm cho nhân dân ta đói khổ, ngột ngạt.
7. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ:
a) Chủ trương của Đảng:
- Xác định kẻ thù cụ thể trước mắt là bọn phản động Pháp cùng tay sai.
- Nhiệm vụ: “Chống phát xít, chống chiến tranh Đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
- Thành lập “ mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương” sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương”.
- Hình thành đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
b) Diễn biến phong trào:
- Phong trào Đông Dương Đại hội nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân.
- Phong trào đoán phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới của Pháp đến Đông Dương.
- Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân và các tầng lớp nhân dân lao động: cuộc mít tinh của khu Đấu Xảo (Hà Nội) 1938.
- Phong trào báo chí tiến bộ.
8. a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27.9.1940):
- Nhật Bản đánh vào Lạng Sơn, quân Phát thua rút chạy qua Bắc Sơn. Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tiến tới thành lập chính quyền Cách mạng.
- Pháp đàn áp khốc liệt.
- Ý nghĩa: tuy thất bại nhưng khởi nghĩa Bắc Sơn đã duy trì được một phần lực lượng, dội du kích Bắc Sơn ra đời, trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam sau này.
b) Khởi nghĩa Nam Kì (23.11.1940):
- Pháp bắt lính Việt Nam làm bia đỡ đạn chống lại bọn quân Phiệt Xiêm. Nhân dân, binh lính bất bình liên lạc với Đảng bộ ở Nam Kì tổ chức khởi nghĩa.
- Diễn biến: Đêm 22 rạng ngày 23.11.1940, cuộc khởi nghĩ bùng nổ hầu hết ở các tỉnh Nam Kì, thành lập chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng.
- Thực dân Pháp đàn áp khốc liệt phong trào.
c) Binh biến Đô Lương (13.1.1941):
- Nguyên nhân: Bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho Pháp. Ngày 13.1.1941, binh lính ở đồn chợ Rạng nổi dậy đánh chiếm đồn Đô Lương tiến về Vinh song bị thất bại.
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, để lại nhiều bài học và kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang, khởi nghĩa vũ trang và chiến trang du kích trực tiếp chủng bị cho tổng khởi nghĩa tháng 8.1945.
9. a) Hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt-Minh:
* Thế giới:
- 6.1941, Đức tấn công Liên Xô--> thế giới hình thành hai trận tuyến:
+ Một bên là lực lượng dân chư do Liên Xô đứng đầu.
+ Một bên là khối Phát xít: Đức-Ý-Nhật.
* Trong nước:
- Nhật-Pháp cấu kết đàn áp nhân dân ta.
- 28.1.1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ ngày 10.5-->19.5.1941 triệu tập hội nghị trung ương lần thứ VIII tại Bắc Bó-Cao Bằng.
- Chủ trương:
+ Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Thành lập mặt trận Việt-Minh (19.5.1941).
b) Sự phát triển của mặt trận Việt-Minh:
- Xây dựng lực lượng:
+ Ở căn cứ Bắc Sơn-Vỡ Nhai: các đội du kích thống nhất thành đội Cứu quốc quân, phát động phong trào chiến tranh du kích, sau phân tán nhỏ gây cơ sở cho quần chúng.
+ Ở các nơi khác: các tầng lớp nhân dân được tập hợp trong các tổ chức quần chúng.
+Báo chí của Đảng và mặt trận Việt-Minh xuất bản lưu hành rộng rãi, tuyên truyền quần chúng đấu tranh.
- Tiến lên đấu tranh vũ trang:
+ 5.1944, tổng bộ Việt-Minh ra chỉ thị sửa soạn chuẩn bị khởi nghĩa.
+ 22.12.1944, thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
10. Tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
- Hội nghị ban thường vụ Trung ương Đảng mwor rộng họp:
+ Ra chỉ thị: “Nhật-Pháp bắn nhau là hành động của chúng ta”.
+ Xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là Phát xít Nhật.
+ Tác động cao trào “kháng Nhật, cứu nước”
- Diễn biến của phong trào “kháng Nhât cứu nước”:
+ Phong trào đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa từng phần, phát triển mạnh ở vùng thượng du và trung du Bắc Kì.
+ Nhân dân ở các thành phố mít-tinh, biểu tình, diễn thuyết, các đội danh dự thẳng tay trừ khử bọn tay sai nguy hiểm.
+ 15.4.1945, Việt Nam giải phóng quân được thành lập.
+ 4.6.1945, khu giải phóng Việt Bắc ra đời.
+ Phong trào đánh chiếm kho thóc của Nhật để cứu nạn đói.
=> Tóm lại: Cao trào “kháng Nhật, cứu nước” đã tạo ra một bầu không khí tiền khởi nghĩa bao trùm khắp cả nước, báo trước giờ hành động sắp tới.
11. a) Giành chính quyền ở Hà Nội:
- 15.8.1945, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở các rạp hát trong thành phố.
- 16.8, truyền đơn, biểu ngữ, kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện ở khắp nơi.
- 19.8, mít-tinh tại nhà hát lớn thành phố biến thành cuộc đánh chiếm các công sở của chính quyến địch, khởi nghĩa thắng lợi.
b) Giành chính quyền trong cả nước:
- 14.8--> 18.8.1945, 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam.
- 23.8, Huế khởi nghĩa thắng lợi.
- 25.8, Sài Gòn giành được chính quyền.
- Đến 28.8.1945, tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước.
- 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
12. Đảng lãnh đạo công tác chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng Tám:
- Hoàn cảnh: Thời cơ xuất hiện khi Nhật đảo chính pháp.
- Chủ trương chỉ hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược:
+ Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VIII (10-->19.5.1941).
+ 9.3.1945, chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau là hành động của chúng ta”, Đảng phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước”.
+ 8.1945, Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- Công tác xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng.
+ Các báo chí cách mạng.
+ Sự thành lập mặt trận Việt-Minh.
- Công tác xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân.
+ Sự thành lập đội “ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”, “ Cứu quốc quân” và hợp nhất thành “Việt Nam cứu quốc quân”, Ủy ban quân sự cách mạng Bắc Kì ra đời.
- Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng.
+ Sự ra đời khu giải phóng Việt Bắc.
Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi:
- Những chuẩn bị gấp rút cuối cùng của tổng khởi nghĩa.
- Lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
13. a) Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với dân tộc:
+ Là sự kiện lịch sử dân tộc. Nó phá tan xích xiềng bóc lột của Pháp và Nhật, lật đổ chế độ phong kiến hàng ngàn năm.
+ Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập đưa nhân dân tù thân phận nô lệ lên làm chủ nước nhà.
- Đối với thế giới:
+ Thắng lợi đầu tiên của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách Đế quốc thực dân.
+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa.
b) Nguyên nhân thành công:
- Truyền bá yêu nước dân tộc ta, cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng.
- Khối liên minh công nông vững chắc.
- Điều kiện quốc tế thuận lợi.
14. a) Về đối nội:
- Chính trị:
+ Chính quyền mới thành lập còn non trẻ.
+ Các thế lực chống đối phản động trong nước.
- Kinh tế:
+ Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lại bị tàn phá nặng nề bởi thiên tai, chiến tranh.
+ Tài chính khô kiệt, ngân sách nhà nước trống rỗng.
- Văn hóa:
+ Nạn đói.
+ Nạn dốt: 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội phổ biến.
b) Về đối ngoại:
- Ngoại xâm:
+ Phía Bắc: 20 vạn quân Tưởng và bọn tay sai Việt Bắc, Việt Cách.
+ Phía Nam: 1 vạn quân Anh, Pháp trở lại xâm lược nước ta.
=> Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế hết sức hiểm nghèo.
15. a) Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng:
- 6.1.1946, tổng tuyển cử tự do trong các nước với hơn 90% cử tri tham gia.
- 2.3.1946, Quốc Hội họp phiên đầu tiên lập ra ban dự thảo Hiến pháp và thông qua chính sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
- Ở các địa phương tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính các cấp.
- 29.5.1946, Hội đồng liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập.
b) Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính:
- Diệt giặc đói:
+ Kêu gọi tiết kiệm, nhường cơm xẻ áo tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói.
+ Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
+ Chia ruộng đất cho dân nghèo, giảm tô, bỏ các thứ thế vô lí.
=> Kết quả: nạn đói được đẩy lùi.
- Diệt giặc dốt:
+ 8.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ kêu gọi toàn dân tham gia xóa nạn mũ chữ.
+ Các cấp học phát triển mạnh nội dung và phương pháp học bước đầu đổi mới.
- Giải quyết khó khăn và tài chính:
+ Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân vào việc xây dựng “quỹ độc lập” và “tuần lễ vàng”.
+ 23.11.1946, Quốc Hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong nước.
16. a) Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp:
- Thực dân Pháp trở lại xâm lược:
+ Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hành quân đội Đồng minh, Pháp được quân đội Anh giúp đỡ.
+ Đêm 22 rạng ngày 23.9.1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta lần 2.
- Nhân dân Nam Bộ chống Pháp:
+ Quân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đã anh hùng chống trả bằng mọi hình thức và mọi thứ vũ khí, Tổng bãi công, bãi thị, bãi khóa, tập kích quan Pháp…
+ Pháp tăng viện binh đánh ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
+ Đảng phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, nhân dân miền Bắc, miền Trung tích cự chi viện sức người sức của cho miền Nam.
b) Đấu tranh chống bọn Tưởng và bọn cách mạng:
- Đối với quân Tưởng ta hòa hoảng, nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về chính trị, kinh tế.
- Đối với bọn tay sai cương quyết trấn áp.
17. a) Hiệp định sơ bộ (6.3.1946):
Mượn tay Pháp đuổi Tưởng, tranh thủ thời gian chuẩn bị đánh Pháp.
b) Tạm ước (14.9.1946):
Kéo dài thời gian hòa hoãn, gấp rút chuẩn bị kháng Pháp.
18. a) Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ:
- Thực dân Pháp bội ước:
+ Nam Bộ và Nam Trung Bộ: tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do và căn cứ địa của ta.
+ Hà Nội: gây xung đột vũ trang, gửi tố hậu thư buộc chính phủ ta giải tán lực lượng bảo vệ, giao quyền kiểm soát thủ đô cho quân đội Pháp.
+ Bắc Bộ: đánh tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn.
- Từ ngày 18--> 19.12.1946, ban thường vụ trung ương Đảng họp tại thôn Vạn Cúc (thị xã Hà Đông) phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19.12.1946, Hồ Chủ tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
b) Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta:
Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế (kháng chiến nhất định thắng lợi trường chinh).
19. a) Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc:
Âm mưu:
- Giải quyết những khó khăn khi phạm vi chiếm đóng được mở rộng và thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
- Thành lập một chính quyền bù nhìn Trung ương.
- Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt Trung, ngăn chặn con đường liên lạc quốc tế của ta.
Hành động:
- Huy động 12.000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay Đông Dương.
- Sáng 7.10.1947, Pháp nhảy dù xuống Bắc Cạn, chợ Mới, chợ Đồn. Cùng lức một cánh quân từ Lạng Sơn lên Cao Bằng xuống Bắc Cạn.
- 9.10.1947, lính bộ và lính thủy ngược sông Hông, sông Lô, sông Gâm lên chiến Chiêm Hóa, Đài Thị.
=> Ba cánh quân tạo thành thế 2 gọng kìm kèm chặt Việt Bắc.
b) Quân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc:
- Quân ta bao vây tập kích quân nhảy dù của địch, bí mật, khẩn trương di chuyển các cơ quan Trung ương Đảng; chính phủ; kho tàng.
- Bẻ gãy 2 gọng kìm của địch, dường thủy ở Đoàn Hùng (10.1947), đương bộ ở đèo Bông Leo (30.10.1947).
- Cuối tháng 11.1947, ta phục kích địch ở Khe Leo ngã ba sông Lô và sông Gâm.
* Kết quả:
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
- Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo toàn.
- Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
* Ý nghĩa: Đánh bại chiến lực “đánh nhanh thắng nhanh” của địch bược chúng phải chuyển sang chiến đấu lâu dài với nước ta.
20. a) Ta mở chiến dịch Biên Giới thu đông 1950 vì:
Pháp muốn thu hẹp vùng tự do của dân ta, muốn tiêu diệt đầu não cách mạng để biến nước ta thành 1 nước thuộc địa hoàn toàn. Âm mưu thôn tính nước ta là 1 dã tâm lớn của bọn chúng. Chúng ta không muốn làm nô lệ cho chúng nên mới đấu tranh, ngăn chặn, dập tắt tham vọng của chúng, mở rộng căn cứ địa, khai thông đường biên giới Việt-Trung và thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
b) Diễn biến:
- 18.9.1950, ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê thị xã Cao Bằng bị cô lập hệ thống phòng thủ của địch trên đường số 4 bị lung lay.
- Địch được lệnh rút khỏi Cao Bằng, cho quân ở Thất Khê lên đón để iểm trợ cùng rút lui.
- Ta mai phục chặn đánh trên đường số 4, cả 2 cánh quân của địch bị thiệt hại nặng nề không liên lạc được với nhau. Pháp rút quân khỏi đường số 4 (22.10.1950).
- Trên các chiến trường khác, quân ta hoạt động mạnh và dành nhiều thắng lợi.
c) Kết quả:
- Giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750 km và 95 vạn.
- Hành trang Đông Tây bị chọc thủng ở Hòn Bình kế hoạch Rơ-ve bị phá sản.
d) Ý nghĩa:
- Quân ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt.

22. a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2.1951):
* Nội dung:
- Xác định nhiệm vụ cách mạng Việt Nam:
+ Trước mắt: tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thieeph Mĩ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình.
+ Chống phong kiến phải được thực hiện đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, nhưng làm từng bước, có kế hoạch bồi dưỡng kháng chiến vừa giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân kháng chiến.
+ Quyết định dưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam.
+ Bầu ban chấp hành trung ương và bộ chính trị do chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng và dồng chí Trường Chinh làm tổng Bí thư.
=> Ý nghĩa: Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
b) Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt:
- Về chính trị:
+ 3.3.1951, thống nhất Việt-Minh và Liên-Việt thành mặt trận Liên-Việt.
+ 11.3.1951, thành lập liên minh Việt-Minh-Lào.
- Về kinh tế: Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chấn chỉnh thuế, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp, giảm tô, cải cách ruộng dất đợt một,…
- Về văn hóa-giáo dục: Tiếp tục cải cách giáo dục.
c) Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường:
- Chủ trương: Giữ vững và phát triển thế chủ động trên chiến trường chinh.
- Hành động: Mở các chiến dịch.
+ Chiến dịch Trung Du (Trần Hưng Đạo).
+ Chiến dịch đường số 18 (Hoàng Hoa Thám).
+ Chiến dịch Hà-Nam-Ninh (Quang Trung).
--> Tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
+ 10.1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc, căn cứ địa kháng chiến của ta được mở rộng, nối liền các căn cứ địa kháng chiến của Lào.
+ Đầu năm 1953, phối hợp với Lào, ta mở chiến dịch Thượng Lào.
22. a) Kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ:
- 7.5.1953, Pháp cử Na-va làm tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương.
- Kế hoạch Na-va được thực hiện theo hai bước:
+ Bước 1: Thu Đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để bình định miền trung và miền đông Dông Dương.
+ Bước 2: Từ Thu Đông 1954, chuyển lược lượng ra chiến trường miền Bắc thực hiện tiến công chiến lược giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh.
b) Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954:
- Phương hướng chiến lược: phân tán lược lượng địch.
- Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc”, “đánh chắc thắng”.
- Thực hiện: Ta chủ động tấn công địch ở Tây Bắc, Trung Lào, Thượng lào, Tây Nguyên. Buộc địch phải phân tán lực lượng thành 5 nơi.
+ Đồng bằng Bắc Bộ.
+ Điện Biên Phủ.
+ Xê Nô (Trung Lào).
+ Luân Pha Năng (Thượng Lào).
+ Plây-cu (Tây Nguyên).
=> Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.
23. a) Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ:
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu 13.3.1954 --> 7.5.1954, chia làm 3 đợt:
- Đợt 1: Từ 13 --> 17.3, quân ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam và quân khu phía bắc.
- Đợt 2: Từ 30.3--> 26.4, quân ta tấn công tiêu diệt các cứ điểm phía đông của quân khu trung tâm.
- Đợt 3: Thừ 1.5 --> 7.5, quân ta tổng công kích và dành thắng lợi.


b) Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cộng kháng chiến chống Pháp (1945-1954):
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đứng đắn, sáng tạo,...
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân không ngừng được mở rộng, có hậu phương vững chắc nhưng cuối cùng tình đoàn kết liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào, sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cùng lực lượng tiến bộ khác.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trên dất nước ta gần một thế kỉ. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện để giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.
- Giáng một đoàn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
24. Nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ:
- Các tham dự hội nghị, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Hai bên tập kết quân đội lấy vô tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.
- Việt Nam tiến đến thống nhất bằng cuộc tổng tiến cử tự do vào tháng 7.1956.
25. a) Hoàn thành cải cách ruộng đất:
- Sau 5 đợt cải cách ruộng đất, chúng ta thu được 81 ha ruộng đất; 10 vạn trâu bò; 1,8 triệu công cụ chia cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
- Bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ, phong kiến bị đánh đổ, khối liên minh công nông được củng cố.
- Góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn chiến tranh.
- Trong cải cách ruộng đất, chúng ta phạm một số sai lầm nhưng Đảng và Chính phủ kịp thời sửa chữa.
b) miền Bắc thực hiện kế hoachj nhà nước 5 năm (1961-1965):
- Nhiệm vụ mực tiêu của kế hoạch 5nawm là xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Các ngành kinh tế như: công nghiệp, công nghiệp nhẹ, thương nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải cũng như các lĩnh vực văn hóa giáo dục đã đạt được những thành tựu to lớn, đời sống nhân dân được nâng lên.
=> Với những thắng lợi trên miền Bắc đã lớn mạnh, bộ mặt xã hội được thay đổi, miền bắc thật sự trở thành hậu phương vững chắc chi viện cho miền nam.
26. Phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960):
a) Nguyên nhân:
- “Đạo lực 10-59” và các chiến dịch “Tố cộng”, “Diệt cộng”, sắc lệnh đặc Cộng sản ra khỏi vòng pháp luật của Mĩ-Diệm đã làm cách mạng tổn thất nặng nề.
- Chủ trương của Đảng, xác định con đường cơ bản của cách mạng miền nam là khởi nghĩa dành chính quyền về tay nhân dân.
b) Diễn biến:
- Phong trào đấu tranh lúc đầu lẻ tẻ ở các đại phương: Vĩnh Thạch-Bình Định, Bác Ái-Ninh Thuận, Trà Bồng-Quảng Ngãi.
- Phong trào lan rộng khắp miền Nam bằng cuộc “Đồng Khởi”, tiêu biểu là ở Bến Tre (17.1.1960) đã lật đổ từng mảng lớn bộ máy cai trị và kìm kẹp của địch, thành lập nên những ủy ban tự quản .
- Từ Bến Tre phong trào “Đồng Khởi” lan rộng khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung Trung Bộ.
c) Ý nghĩa:
- Gián một đoàn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ vầ làm lung lây tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Đã tạo ra một bước nhảy vọt trong chiến lược cách mạng, từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
27. Những thắng lợi của nhân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt cảu Mĩ:
- Đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh…
- Đấu tranh giằng co với địch trên mặt trận chống phá “bình định” và lập ấp chiến lược”…
- Chiến thắng Ấp Bắc (2.1.1963).
- Phong trào đấu tranh ở các đô thị:
+ Phong trào đấu tranh phản đối của Phật tử Huế.
+ Phong trào biểu tình của quần chúng Sài Gòn.
- Đấu tranh vũ trang của quân giải phóng.
28. * Chiến thắng Vạn Tường:
a) Diễn biến:
- Khi đứng trước tình hình bị địch chủ động tiến công, Trung đoàn đã không rời vị trí, không phòng ngự một cách thụ động mà đã chuyển từ thế bị động sang thế chủ động phản công tại chỗ là hoàn toàn chính xác.
- Trung đoàn đã tổ chức cho bộ đội dựa vào cộng sự, hào lang chiến đấu, các luỹ tre để triển khai đội hình kiên quyết đánh trả.
- Cán bộ chiến sĩ đã xây dựng được tác phong đánh gần, đánh giáp lá cà, đánh độc lập. Ta, địch chỉ cách nhau 30, 20, 15 mét, địch đến bộ phận nào, bộ phận đó đánh, không bộc lộ hết sức lực. Cách đánh trên đây là hoàn toàn đúng đắn.
- Ta đã kiên quyết diệt xe tăng, xe bọc thép, tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ trận địa, bảo vệ thương binh, làm chủ khu vực trận địa cả ngày và đêm.
- Là trận đầu tiên Trung đoàn gặp đối tượng có xe tăng, pháo hạm, pháo bờ, không quân các loại rất mạnh, nên trận đánh diễn ra rất ác liệt. Địch chủ động tiến công, xen kẽ vào đội hình ta và đánh phá liên tục nhưng ta đánh trả quyết liệt, liên tục xuất kích đánh vào sườn và sau lưng địch. Đã xuất hiện hàng trăm gương điển hình chiến đấu dũng cảm trong diệt xe tăng, bắn máy bay, đánh giáp lá cà với bộ binh Mỹ. Toàn Trung đoàn không phân biệt thành phần lực lượng, bộ binh, hoả lực, trinh sát, đặc công, công binh, thông tin, vệ binh, nuôi quân… đều tham gia đánh Mỹ.
- Sau 1 ngày chiến đấu, Trung đoàn đã tiêu diệt và làm bị thương 919 lính Mỹ, phá hủy 22 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi 13 máy bay lên thẳng. Kết quả đó bấy giờ là rất lớn. Tiếp theo là Trung đòan đã xử trí đúng là không ở lại đánh tiếp ngày thứ hai mà nhân đêm tối, lợi dụng nước thủy triều xuống bí mật bằng hai hướng đưa Trung đoàn ra khỏi trận địa một cách nhanh gọn, an toàn làm cho địch hoàn toàn bất ngờ.
b) Ý nghĩa:
Trận Vạn Tường thắng lợi không chỉ tiêu diệt được địch mà cái lớn hơn là đã xây dựng được cho quân dân miền Nam và lòng tin dám đánh Mỹ, thắng Mỹ, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng, một người cũng đánh Mỹ, một tổ cũng đánh Mỹ, đánh kiên quyết liên tục, đánh gần, đánh cả ngày cả đêm. Như vậy là ta đã biết cách đánh vào chổ yếu của quân Mỹ là sợ đánh gần, đánh đêm. Thắng lợi của trận Vạn Tường đã mở ra một bước ngoặt mới cho quân đội ta đánh một đối tượng mới có trang bị rất mạnh, mở ra cho quân dân toàn miền Nam đánh Mỹ, thắng Mỹ ngay từ đầu.
* Tổng tiến công Mậu Thân 1968:
- Đêm ngày 30 rạng ngày 31.1.1968, quân ta đồng loạt tấn công 37/44 tỉnh, 4/6 đô thị lớn, 64/242 quận lị ở hầu hết các ấp chiến lược và nông thôn miền Nam.
- Tại sài Gòn ta tấn công vào các cơ quan đầu não cảu địch.
=> Ý nghĩa: làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, ngừng ném bom miền Bắc, chấp nhận đàm phán với ta ỏ Pa-ri.
* Cuộc tiến công chiến lược năm 1972:
- Từ ngày 30.3.1972 --> Cuối 6.1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược trên khắp các chiến trường miền Nam, chọc thủng 3 phòng tuyến quan trọng của địch: Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu 20 vạn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
- Ý nghĩa: gián những đoàn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa chiến trang”.
29. Nội dung hiệp định Pa-ri:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đông minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và lược lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
30. * Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam:
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lược lượng giữa ta và địch có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho ta. Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975, 1976.
- Song Trung ương Đảng còn nhấn mạnh, nếu thời cơ đến từ đầu hoặc cuối năm 1975 sẽ lập tức giải phóng miền Nam traong năm 1975 để đỡ thiệt hại về người và của.
* Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975:
a) Chiến dịch Tây Nguyên (4.3-->24.3.1975):
- 10.3.1975, quân ta đánh trận mở màng then chốt ở Buôn Ma Thuộc và nhanh chóng giành thắng lợi.
- 12.3.1975, địch phản công định lấn chiếm Buôn Ma Thuộc nhưng bị thất bại.
- 14.3.1975, địch rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về duyên hải miền Trung, bị quân ta truy kích tiêu diệt. 24.3.1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
b) Chiến dịch Huế-Đã Năng (21.3-->29.3.1975):
- Ngày 21.3, quân ta tấn công Huế chặn đường rút chạy của địch.
- 26.3, quân ta giải phóng Huế. Cũng thời gian này ta giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi.
- 29.3, quân ta tiến công thành phố Đã Nẵng, đến 3 giờ chiều Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng.
- Từ cuối tháng 3-->4, nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung Nam, Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ đã nổi dậy giải phóng quê hương.
c) Chiến dịch Hồ Chí Minh (26.4-->30.4.1975):
- Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh.
- 5h chiều 26.4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắc đầu, quân ta tiến vào trung tâm Sài Gòn.
- 10h45’ ngày 30.4.1975, xe tăng ta tiến thẳng vào dinh độc lập, Tổng thống Việt Nam Công hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
- 11h30’, ngày 30.4.1975, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh độc lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
- 30.4-->2.5, các tỉnh còn lại ở Nam Bộ được giải phóng.
31. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1945-1975:
a) Ý nghĩa lịch sử:
* Đối với dân tộc:
- Đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa Đế quốc ở nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc-kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Đối với quốc tế:
Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
b) Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị quân sự đúng đắn độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
- Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.
- Sự đoàn kết giúp đỡ nhau của 3 dân tộc Đông Dương, sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng cách mạng hòa bình dân chủ trên thế giới nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
32. Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo về Tổ quốc (1976-1985):
1. Việt Nam trong 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1985):
a) Thực hiện nhà nước kế hoạch 5 năm (1976-1980):
- Đại hội toàn quốc lần thứ 4 của Đảng đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976-1980).
- Nhiệm vụ: vừa xây dựng đất nước vừa cải tạo quan hệ sản xuất.
- Mục tiêu: xây dựng một bước cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa nhân dân.
- Thành tựu: cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải đượckhôi phục. Xóa bỏ những biểu hiện của văn hóa phản động, giáo dục tăng nhanh.
b) Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1981-1985:
- Đại hội V tháng 3.1982, quyết định phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1981-1985.
- Nhiệm vụ mục tiêu: sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh xã hội chủ nghĩa nề kinh tế quốc dân, cơ bản ổn định tình hình kinh tế-xã hội, giảm nhẹ mức cân đối trên nền kinh tế.
- Thành tựu: đất nươc có nhiều tiến bộ đáng kể, xây dựng hàng trăm công trình, đẩy mạnh khoa học-kĩ thuật,…
2. Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975-1979):
a) Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây-Nam:
- 22.12.1978, tập đoàn Pôn Pốt tập trung 19 sư đoàn, pháo binh, xe tăng mở cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây nam.
- Quân ta tổ chức phản công, quét sạch bọn xâm lược.
b) Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:
- Từ 1978, Trung Quốc cho quân đội khiêu khích quân sự dọc biên giới, cắt viện trợ, rút chuyên gia.
- 17.2.1979, chúng tập trung 32 sư đoàn, mở cuộc tiến công biên giới phía Bắc từ Móng Cái đến Lai Châu.
- Để bảo vệ lãnh thổ phía Bắc quân và dân ta đứng lên chiến đấu buộc quân Trung Quốc phải rút khỏi nước ta vào ngày 18.3.1979.
33. Việt Nam 15 năm thực hiện Đường lối đổi mới (1986-2000):
a) Kế hoạch 5 năm (1986-1990):
- Mục tiêu: cả nước tập trung giải quyết 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
- Thành tựu: đáp ứng được nhu cầu thực phẩm, hàng hóa thị trường dồi dào, kinh tế đối ngoại phát triển.
b) Kế hoạch 5 năm (1991-1995):
- Mục tiêu: cả nước phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Thành tựu: kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát được đẩy lùi, kinh tế đối ngoại phát triển, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
c) Kế hoạch 5 năm (1996-2000):
- Mục tiêu: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững, đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
- Thành tựu: kinh tế tăng trưởng nhanh, vốn đầu tư kinh tế nước ngoài tang cao, quan hệ đối ngoại không ngừng phát triển.
34. Các giai đoạn chính và tiến triển của tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000:
1. Giai đoạn 1919-1930:
- Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
- 3.2.1930, Đang Cộng sản Việt Nam ra đời.
2. Giai đoạn 1930-1945:
- Cao trào cách mạng 1930-1931, là cuộc diễn tập lần thứ nhất cho thắng lợi cách mạng tháng Tám.
- Cao trào dân tộc dân chủ 1936-1979, là cuộc diễn tập lần thứ hai.
- Cách mạng tháng Tám thắng lợi. Mở ra một kỉ nguyên, mới trong lịch sử dân tộc.
3. Giai đoạn 1945-1954:
- Giải quyết những khó khăn sau cách mạng tháng Tám.
- Là cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945-1975.
4. Giai đoạn 1954-1975:
- Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- Chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh thắng lợi đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

5. Giai đoạn 1975 đến nay:
- 12.1976, Đại hội IV của Đảng đã nêu rõ con đường tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội.
- 12.1986, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới cho đất nước.




























Về Đầu Trang Go down
hoaiphong_always_love_9a5
Tiểu học
Tiểu học



Tổng số bài gửi : 18
Join date : 18/04/2011

tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!   tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! I_icon_minitimeTue May 03, 2011 5:35 am

Team đã đọc sau .

Tks nhìu vì đã soạn cho pà kon .
Về Đầu Trang Go down
Quang Khánh
Mod
Mod
Quang Khánh


Tổng số bài gửi : 144
Join date : 15/04/2011

tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!   tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! I_icon_minitimeTue May 03, 2011 11:37 pm

Trời ơi, bác này siêng quá, up ủng hộ, ai cần đề cương ngắn gọn chính xác hơn thì cứ liên hệ tui nhá ( Mọi Môn )
Về Đầu Trang Go down
___p3ngoc___
Tiểu học
Tiểu học
___p3ngoc___


Tổng số bài gửi : 18
Join date : 15/04/2011

tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!   tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! I_icon_minitimeWed May 04, 2011 10:13 pm

KHANH ơi
tui muôn đề cương LÝ ông sọan zùm tui nhen
tks ông nhìu lol!
Về Đầu Trang Go down
Quang Khánh
Mod
Mod
Quang Khánh


Tổng số bài gửi : 144
Join date : 15/04/2011

tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!   tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! I_icon_minitimeWed May 04, 2011 11:23 pm

___p3ngoc___ đã viết:
KHANH ơi
tui muôn đề cương LÝ ông sọan zùm tui nhen
tks ông nhìu lol!
Lý mà cũng cần phải đề cương nữa à, trong sách có hết mà, tui hok biết ngoài đó giới hạn từ đâu đến đâu nữa
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 127
Join date : 06/04/2011
Age : 27
Đến từ : 9a1 THCS Tam Quan

tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!   tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! I_icon_minitimeThu May 05, 2011 12:31 am

Bạn Trí siêng ghê lun Very Happy
Tzui thì chỉ đánh dấu trong vở rùi học thui Embarassed
Về Đầu Trang Go down
https://9a1tq.forum-viet.com
Quang Khánh
Mod
Mod
Quang Khánh


Tổng số bài gửi : 144
Join date : 15/04/2011

tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!   tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! I_icon_minitimeThu May 05, 2011 4:51 am

Admin đã viết:
Bạn Trí siêng ghê lun Very Happy
Tzui thì chỉ đánh dấu trong vở rùi học thui Embarassed
Ừ, công post bài này nhìn thế kia là hiểu rồi
Về Đầu Trang Go down
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 127
Join date : 06/04/2011
Age : 27
Đến từ : 9a1 THCS Tam Quan

tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!   tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! I_icon_minitimeThu May 05, 2011 6:24 am

thôi thì bạn mình đã có công post a/e tk nó cái nha lol! lol! lol!
Về Đầu Trang Go down
https://9a1tq.forum-viet.com
Sponsored content





tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!   tui soạn đề cương Sử  rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!! I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
tui soạn đề cương Sử rui nè pà con!!!!!!!!!!!!!!!!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn thân thương của tập thể 9a1 trường THCS Tam Quan :: Bài viết-
Chuyển đến